BÌNH DƯƠNG THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ.

MỘT THÀNH PHỐ ĐƯỢC QUY HOẠCH THIẾT KẾ THEO CHUẨN QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM.

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ MARKETING.

"Một bộ tài liệu hoàn chỉnh dành cho các trường giảng dạy kinh doanh hàng đầu về Marketing. Cung cấp kiến thức thiết yếu để cạnh tranh toàn cầu; Cải thiện lòng trung thành của khách hàng bằng cách sử dụng những kỹ thuật tiếp thị mới nhát".

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC.

ục đích của cuốn MBA Trong tầm tay chủ đề quản lý chiến lược tái bản lần hai này tương tự như ấn bản đầu tiên: Cung cấp tư duy và khả năng thực hành tối ưu trong lĩnh vực quản trị chiến lược (hay chiến lược kinh doanh)

BÌNH DƯƠNG LÀ NƠI AN CƯ LẠC NGHIỆP LÝ TƯỞNG.

MỘT THÀNH PHỐ MỚI VỚI ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ, TIỆN ÍCH MANG TẦM ĐẲNG CẤP.

ƯỚC MƠ AN CƯ LẠC NGHIỆP TẠI VÙNG ĐẤT AN LÀNH SẼ THÀNH HIỆN THỰC.

HÃY ĐẦU TƯ VÀO BÌNH DƯƠNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH MÌNH.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Tại sao chúng ta khó thay đổi?

Trọng tâm của mỗi cuộc cải tổ chính là sự thay đổi trong nguyên tắc, đời sống công việc hàng ngày, đem lại những bước phát triển mới cho một tổ chức. Tuy nhiên, để những thay đổi tích cực ấy len lỏi đến từng con người và ai cũng chấp nhận, thích nghi với chúng, thì đó lại là cả một quá trình gian nan cho những người cầm trịch.
Tại sao chúng ta lại khó thay đổi đến vậy? Tại sao mỗi cuộc cải tổ luôn phải đối mặt với những phản ứng gay gắt từ người thực thi? Bài viết của Joy S. Ruhmann đăng trên tạp chí Business Leader sẽ hé mở những lời giải thích thú vị về vấn đề nan giải này.
Khi bạn khởi xướng một sáng kiến, cần phải thay đổi thói quen công việc; những nguyên tắc tưởng như bất di bất dịch trong văn hóa làm việc của tổ chức, điều đó có nghĩa là bạn đã tước đi không gian tự do của những người xung quanh. Phản ứng đầu tiên của mọi người sẽ là: “Chúng ta đang làm gì sai trái à?” hoặc “Từ trước đến nay mọi việc đều diễn ra như thế mà?”.
Thậm chí, khi mà đề xuất của bạn được mọi người tỏ vẻ hưởng ứng, bạn cũng dễ dàng thấy họ đang thực hiện nó một cách cáu kỉnh, đầy khó chịu. Những hành vi kháng cự ngầm như thế còn nguy hiểm hơn rất nhiều những hành vi chống đối công khai, bởi bạn sẽ rất khó đoán biết diễn biến, biểu hiện của người chống đối để kịp thời chấn chỉnh. Những hành vi kháng cự dù ngấm ngầm hay công khai đều ảnh hưởng rất xấu đến tình hình kinh doanh và tinh thần làm việc của mỗi tổ chức.
Tại sao con người lại kháng cự trước những thay đổi?
Để lý giải cho việc tại sao những đề xuất thay đổi lại chứa đựng nhiều thách thức và bị kháng cự, các chuyên gia về quản lý cải tổ cho rằng:
- Mỗi con người đều có cá tính riêng và hành vi của họ cũng vậy. Cá tính và hành vi tác động rất nhiều đến việc mỗi cá nhân sẽ phản ứng lại yêu cầu thay đổi như thế nào. Những con người năng nổ, đầy nhiệt huyết thường có xu hướng hưởng ứng yêu cầu thay đổi và họ thích nghi với nó nhanh hơn hẳn những người sống nội tâm và ít sôi nổi.
- Lòng tự trọng của mỗi con người cũng có ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng thích nghi với sự thay đổi của họ. Người có lòng tự trọng thấp là người kháng cự lại những thay đổi tích cực vì lo sợ rằng nó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng, địa vị hiện tại của họ, khiến họ… giống với những người khác. Ngược lại, người có lòng tự trọng cao là những người nhận ra rằng sự thay đổi mang đến cho họ cơ hội mới, hứa hẹn những điều tốt đẹp sắp đến với họ và với cả tập thể.
- Stress cũng tác động rất lớn đến khả năng nắm bắt nhu cầu thay đổi của mỗi chúng ta. Khi bạn làm chủ được cuộc sống công việc, điện thoại di động, Internet, PDA…, mọi thứ đều khiến cho cuộc sống của bạn thuận lợi hơn và bạn nhận thức được tầm quan trọng của những thay đổi mà bạn cần phải có. Còn khi quá căng thẳng, lo âu về việc cuộc sống sẽ chuyển hướng như thế nào, bạn sẽ tìm cách hạn chế mọi thay đổi để tránh những phiền phức, xáo trộn không đáng có.
Vấn đề ở đây là, tiến sĩ W. Ewards Deming, cha đẻ của cuộc cách mạng Chất lượng tại Mỹ lại cho rằng: “Không cần thiết phải thay đổi, bởi những gì đang tồn tại đều không có tính chất bắt buộc”. Tuy nhiên, đối với những tổ chức đang hướng đến chất lượng phục vụ khách hàng ưu việt, hoàn hảo, tốc độ phát triển và doanh thu cao, thì việc đưa ra những thay đổi là tất yếu và họ buộc phải thực thi những thay đổi ấy như sứ mệnh, tầm nhìn của họ.
Câu hỏi đằng sau mọi câu hỏi
Đã có bao nhiêu cặp vợ chồng cho rằng họ sẽ thay đổi được “nửa bên ấy” trong cuộc sống hôn nhân? Một nhân viên không đáp ứng được yêu cầu cho công việc nhưng bạn vẫn tuyển dụng anh ta bởi bạn tin rằng mình có thể thay đổi con người ấy theo chiều hướng hiệu quả hơn? Phải chăng con người ta sẽ thay đổi chỉ khi họ có nhu cầu thay đổi?
Tác giả của nhiều cuốn sách nổi tiếng (Trong đó có cuốn “Câu hỏi đằng sau mọi câu hỏi”), John Miller đã từng viết: “Thay đổi là cả một vấn đề riêng tư, tôi chỉ có thể thay đổi tôi mà thôi. Đó là câu hỏi đằng sau mọi câu hỏi!”. Khi đối diện với yêu cầu phải thay đổi, chỉ có mỗi cá nhân tự tác động đến quyết định của họ trong việc đi theo, đấu tranh hay lờ đi yêu cầu đó. Cũng theo Miller, bằng trách nhiệm cá nhân, chúng ta sẽ thích nghi với những đổi thay quanh mình một cách hiệu quả hơn và tránh đi những phản ứng tiêu cực.
Bạn chỉ có thể thay đổi được con người bạn, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo là dẫn dắt mọi người chấp nhận và thích nghi với nhu cầu thay đổi. Bằng cách truyền cảm hứng và nhiệt huyết, sự noi gương, cùng sát cánh với những con người trong tổ chức, bạn hoàn toàn có thể tác động đến thái độ, hành vi của mỗi người, giúp họ đi theo tiếng gọi của tổ chức.
Hãy nói với họ: “Để sinh tồn, chúng ta cần phải thay đổi!”
Trịnh Quang Dũng (Dịch từ Business Leader Magazine)
http://www.bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=2860

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

8 bước để trở thành triệu phú

Việc đầu tiên là phải thoát khỏi nỗi ám ảnh về tiền. Điều này nghe có vẻ phi lý nhưng có thể giúp bạn giàu nhanh hơn nhờ sự tập trung và đam mê cho công việc.
Tiền bạc là thứ thường khiến nhiều người lo nghĩ và theo đuổi. Chuyện làm sao để có thể sớm giàu, đồng thời gia nhập câu lạc bộ triệu phú (tính theo USD) là vấn đề vẫn được nhiều người bàn tán và dùng tiền bạc làm thước đo. Theo Business Insider, tiền bạc chỉ là cách gọi khác của thành công. Để trở thành triệu phú, đôi khi không chỉ có tiền là đủ. Dưới đây là 8 bước được gợi ý nếu bạn đang ấp ủ ước mơ sớm giàu có.
tro-thanh-trieu-phu-1523-1407051923.jpg
Tiền không phải là mục tiêu chính mà chỉ là sản phẩm phụ trên bước đường thành công của các triệu phú. Ảnh: Business Insider
1. Thôi lo nghĩ về tiền
Điều này nghe có vẻ bất hợp lý, nhưng cứ tập trung vào chuyện làm ra được bao nhiêu tiền sẽ khiến bạn dễ bị phân tán tư tưởng và chểnh mảng khỏi những công việc đang giúp bạn giàu lên mỗi ngày. Thực ra, tiền không phải là mục tiêu chính mà chỉ là sản phẩm phụ trên con đường thành công.
2. Tận tình giúp đỡ tất cả mọi người
Theo Business Insider, những người thành đạt (cả về tài chính và mọi phương diện khác) đều luôn vô cùng nhiệt tình giúp đỡ những người khác. Họ luôn có khả năng thấu hiểu đến khó tin và sẵn lòng hỗ trợ nhiều người vươn tới ước mơ. Theo quan điểm của những triệu phú, độ giàu của họ cuối cùng được tính bằng việc có bao nhiêu người thành đạt đang làm việc cho họ. Bởi vậy, họ luôn nỗ lực giúp đỡ từ cấp dưới cho đến khách hàng, và cả các đơn vị cung cấp sản phẩm.
3. Bắt đầu tư duy phục vụ triệu người
Khi chỉ có một vài khách hàng nhỏ lẻ, mục tiêu lớn nhất của bạn sẽ là kiếm càng nhiều tiền càng tốt. Như vậy cũng đến lúc bạn phải vắt từng đồng tiền cuối cùng từ những khách hàng này.
Tuy nhiên, nếu mục tiêu kinh doanh là phục vụ hàng triệu người khác, lợi nhuận đi kèm không hề nhỏ. Sự truyền miệng của dư luận lúc nào cũng rất hiệu quả. Những lời nhận xét sẽ tăng theo cấp số nhân và là cơ hội tốt để bạn cải thiện sản phẩm, dịch vụ.
Bạn có thể tuyển dụng thêm nhiều nhân sự tốt và thu lợi từ trình độ, kinh nghiệm của họ. Nói chung, hãy từ bỏ tư duy phải kiếm triệu USD, thay vào đó là kế hoạch phục vụ hàng triệu người và làm thật tốt. Lúc đó, tiền tự khắc đi theo bạn.
4. Tính toán việc kiếm và sử dụng tiền
Thông thường, mọi công việc thường có hai nhóm người với tính cách khác biệt rõ rệt. Một là làm việc chỉ vì tiền với suy nghĩ càng tăng năng suất, thu nhập càng cao. Họ thậm chí không quan tâm đến tầm quan trọng của việc làm ra sản phẩm, miễn là được trả thù lao.
Nhóm người còn lại sẽ coi chuyện kiếm tiền để phục vụ những mục đích khác, chẳng hạn mở rộng thị phần, cải thiện sản phẩm hay biến ý tưởng mới thành hiện thực. Đây là những người có niềm đam mê riêng và luôn nghĩ tiền bạc là công cụ phục vụ, tái đầu tư cho những ý tưởng này. TheoBusiness Insider, nhóm này mới là những người có nhiều cơ hội và nhanh chóng thành triệu phú.
Walt Disney - một trong những hãng sản xuất phim đình đám ở Hollywood từng chia sẻ với thế giới thông điệp "Chúng tôi không làm phim để kiếm tiền. Chúng tôi kiếm tiền để sản xuất ra nhiều phim hơn".
5. Trở thành người tiên phong trong một lĩnh vực
Hãy tìm ra thứ bạn có thể làm tốt hơn những người khác và tập trung toàn thời gian cho nó. Làm việc, học hỏi, thử nghiệm, đánh giá và cải thiện, quá trình này có thể rất khắc nghiệt nhưng nó bảo đảm danh tiếng và mức lương cho bạn sau này. Đây cũng là cách nhiều triệu phú trong giới tài chính áp dụng và đã thành công.
6. Lập danh sách 10 người tiên phong trong từng lĩnh vực
Nếu là lĩnh vực văn học, bạn có thể dùng bảng xếp hạng của Amazon để tìm ra ai là người thành công nhất. Trong mảng lập trình, độ thành công của người tiên phong có thể tính bằng số lượng khách hàng sử dụng. Còn nếu là lãnh đạo, kết quả được tính trên số nhân viên bạn đào tạo, phát triển và cả thành quả của họ.
Lập danh sách nhưng không có nghĩa là chỉ ngưỡng mộ thành tích họ làm ra. Những người này sẽ cho bạn tiêu chí để xác định mức độ thành công của chính bạn trước khi thực hiện bước tiếp theo dưới đây.
7. Luôn theo dõi sự tiến bộ
Với một kế hoạch tốt, chúng ta luôn có cơ hội trở thành những thứ được dự báo trước đó. Do vậy, hãy luôn theo dõi sự tiến bộ của bản thân ít nhất một lần mỗi tuần. Đó có thể là số người được bạn giúp trong tuần hay những khách hàng mới đến dịch vụ.
8. Xây dựng thói quen bảo đảm tiến độ
Một trong những yếu tố quan trọng dễ chạm đến mục tiêu là sự trung thành với lịch trình và tiến độ làm việc. Chẳng hạn, bạn đặt mục tiêu viết cuốn sách dày 200 trang. Như vậy, chuyện mỗi ngày viết 4 trang được xem là lịch trình và sẽ luôn phải bám sát cho đến khi hoàn thành mục tiêu.
Những từ như “hy vọng” hay “ước gì…” sẽ chẳng bao giờ giúp bạn hoàn thành kế hoạch. Vấn đề ở đây là nghiêm túc bám theo lịch trình cụ thể.
Nói chung, thiết lập mục tiêu, tạo thói quen hỗ trợ và sau đó bám theo lịch trình, lặp đi lại lại nhiều lần có thể giúp bạn thành đạt. Sẽ rất nhanh sau đó bạn trở thành triệu phú và gia nhập tầng lớp thượng lưu trên thế giới mà thậm chí còn chưa kịp nhận ra sự tiến bộ này.
Tường Vi