KẾT THÚC BÁN HÀNG ĐÒN QUYẾT ĐỊNH
Giới thiệu: Phá bỏ rào cản thành công trong bán hàng
+ Trở ngại lớn nhất để thành công trong bán hàng chính là khả
năng khiến khách hàng đưa ra quyết định.
+ Tất cả các chuyên gia bán hàng hàng đầu đều rất giỏi việc
kết thúc. Họ biết cách thăm dò khách hàng 1 cách chuyên nghiệp, xác định nhu
cầu, gây dựng lòng tin, xử lý mọi lời từ chối và cố gắng có được đơn đặc hàng.
+ Điều tuyệt vời nhất là tất cả các kỹ năng bán hàng bao gồm
cả kỹ năng kết thúc, đều được dạy và có thể học được. Nếu bạn có thể lái xe thì
cũng có thể học được cách kết thúc bán hàng.
Phần 1: Phát triển khả năng bán hàng thuyết phục
+ Trở thành nhân viên bán hàng xuất sắc là công việc cần có
nội lực. Yêu thích và quan tâm đến bản thân, bạn cũng sẽ yêu quý người khác và
khả năng thành công của bạn cũng sẽ lớn hơn.
+ Tinh thần vững vàng hãy nhớ càng yêu thích bản thân bao
nhiêu, bạn càng yêu quý người khác bấy nhiêu. Khi bạn quý mến người khác, họ sẽ
tin tưởng bạn và có nhiều khả năng mua hàng.
+ Tự làm chủ cuộc đời: “ Có bao nhiêu người tự làm việc cho
chính mình?”. Sai lầm lớn nhất của bạn là cho rằng mình làm việc cho người khác
chứ không phải o chính mình.
+ Khi ta là giám đốc công ty kinh doanh của chính mình, bạn
sẽ chịu 100% trách nhiệm. Bạn tự đào tạo, phát triển và lien tục nâng cao các
kỹ năng của mình. Bạn kiểm soát việc bán hàng và tiếp thị, sản xuất và quản lý
chất lượng tổ chức nhân sự và xem xét hiệu quả công việc.
+ Hãy tham gia thật nhiều khóa huấn luyện, coi mọi việc từng
làm là cơ hội để học hỏi them các kỹ năng.
+ Người chiến thắng luôn chịu trách nhiệm trước mọi kết quả
công việc, luôn đưa ra giả pháp, tìm cách giải quyết vấn đề và thách thức họ
phải đối mặt hằng ngày.
+ Đừng lãng phí thời gian bạn hãy đến sớm hơn 1 chút, làm
việc chăm chỉ hơn 1 chút, và ở lại muộn hơn 1 chút, đừng dành phần lớn thời
gian để tán gẫu với đồng nghiệp, làm việc riêng, đọc báo,…
+ Tham vọng và khát khao là phẩm chất cơ bản của mọi thành
công vĩ đại.
+ Những nhân viên bán hàng hàng đầu nghĩ đến việc sẽ bán hàng
lần thứ 2 và thứ 3 cho khách hàng ngay trong lần bán hàng đầu tiên. Hơn thế, họ
đã nghỉ đến việc phục vụ người khách này trong vòng 20 năm.
+ Những chuyên gia bán hàng hiểu rằng những thành công nhỏ mà
họ đạt được đều phải trả giá trước. Không thể có chuyện “ không làm mà lại có
ăn”. Thành công không bao giờ đến nhanh chóng và dễ dàng.
+ Bạn phải bán những sản phẩm mà bạn tin rằng sẽ tốt cho
khách hàng. Ai cũng có lần bán những sản phẩm mà họ thật sự tin tưởng. Nếu có
cảm giác đó, bãn sẽ không thể thành công trong một thị trường cạnh tranh.
+ Khi dấn thân vào lĩnh vực kinh doanh này, chỉ đơn giản là
bạn làm để kiếm sống. Nhưng khi việc kinh doanh đã ngấm vào máu, bạn sẽ có cuộc
sống tuyệt vời.
+ Điều quan trọng là không bao giờ thới thiệu sản phẩm có bất
kỳ điều gì không đúng sự thật, không bao giờ nói sai, nói quá.
+ Chọn 1 doanh nghiệp hoặc sản phẩm để bán cũng giống như khi
bạn hẹ hò hoặc kết hôn, bạn phải chọn đúng nếu không nó sẽ không mang lại hiệu
quả.
+ Để thành công trong bán hành, bạn phải thật sự yêu thích
sản phẩm và hứng thú với những điều sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng.
+ Hãy luôn ngưỡng mộ những người đứng đầu trong lĩnh vực của
bạn. Hãy nói về họ 1 cách tích cực. Tôn trọng và coi họ là hình mẫu để phấn
đấu.
+ Tiềm thức là sức mạnh lớn nhất trên thế giới và bạn có thể
sử dụng theo cách mà bạn muốn.
+ Người bán hàng chỉ đơn giản phớt lờ sự kiên quyết ban đầu
của khách hàng, tiếp tục nói đưa ra câu hỏi và lắng nghe. Cuối cùng, sự kiên
quyết đó sẽ bị phá bỏ và khách hàng sẽ quyết định mua.
+ Tất cả những chuyên gia bán hàng hàng đầu luôn dậy sớm và
sẵn sàng làm việc ngay lập tức. Những người bình thường luôn thức giấc vào phút
cuối, chạy loanh quanh và vội vã đến chỗ làm việc mà không kịp suy nghĩ hay
chuẩn bị gì.
+ Nếu người khác lien tục rèn luyện và nâng cao năng lực, còn
bạn lại không thì bạn sẽ thua.
+ khi tiếp tục nâng cao kiến thức bằng cách học qua đài, do
liên tục phải thực hiện các cuộc bán hàng, bạn đã tự đặt mình vào vị trí phải
nói và làm những gì người chiến thắng luôn làm trong các tình huống bán hàng.
+ Người bán hàng bình thường, thường đưa ra các câu hỏi sai
thay vì tự hỏi: “ Mình đã làm đúng những gì?” thì họ lại hỏi: “ Mình đã làm sai
ở đâu?”. Thay vì chú ý đến những gì mình làm tốt nhất, họ lại tập trung vào
điều tệ nhất.
+ Bạn không thể bay cùng chim ưng nếu tiếp tục chung sống với
lũ gà tây. Hãy gần gũi những người sống tích cực và có mục đích, kết giao với
những người thành công trong cuộc sống, chỉ dành thời gian cho người có đức
tính mà bạn ngưỡng mộ và muốn học hỏi.
+ Không có thất bạn nào trừ khi ngừng cố gắng. Không có rào
cản nào không thể vượt qua, ngoại trừ những yếu kém cố hữu trong mục đích của
bản thân chúng ta.
Phần 2: Yếu tố tâm lý trong kết thúc bán hàng
+ Chúng ta học được sự sáng suốt từ thất bại nhiều hơn thành
công. Chúng ta thường khám phá ra điều gì hiệu quả bằng cách tìm ra những điều
không hiệu quả và có lẽ những người chưa bao giờ sai lầm sẽ chẳng thể làm nên
điều đó.
+ Kết thúc bán hàng luôn là phần việc khó khăn nhất và là
phần mà người bán hàng ghét nhất. Họ thường thực hiện 1 cách bất đắc dĩ. Họ bị
tê liệt và mất kiểm soát trong quá trình khách hàng mua hàng.
+ Phần kết giống như 1 cú bật trong đoạn cuối của cuộc trò
chuyện giữa người bán và người mua. Bạn phải thiết lập 1 mối quan hệ thật tớ,
xác định nhu cầu, trình bày về sản phẩm và xử lý từ chối. Sau đó, bạn có thể
hoàn thành cuộc giao dịch và nhận đơn đặt hàng. Khi gần đến cú va chạm cuối
cùng này, nhiệm vụ của bạn là khiến cho khách hàng bước qua giai đoạn này càng
nhanh càng tốt.
+ Bạn phải tích cực, nhiệt tình, háo hức khi kết thú. Tâm
trạng phải dễ gây cảm hứng. Khi khách hàng thấy rõ bạn thật sự khao khát thực
hiện việc bán hàng thì khát khao đó sẽ tác động tích cực lên hành vi của họ.
+ Nắm rõ yêu cầu của khách hàng. Bằng cách đặc câu hỏi và
lắng nghe, bạn sẽ biết chính xác điều khách hàng muốn và cần từ sản phẩm của
bạn.
+ Sau khi đặt câu hỏi, bạn phải hoàn toàn im lặng. Đừng nói 1
câu nào. Hãy để im lặng ngự trí nếu cần vì người nào bắt đầu trước người đó sẽ
thua.
+ Có 4 yếu tố bạn cần cân nhắc trước khi đưa ra câu hỏi để
kết thúc bán hàng: Thứ nhất, khách hàng phải muốn sản phẩm đó, thứ hai khách
hàng phải cần sản phẩm đó, thứ ba khách hàng phải đủ khả năng chi trả, và thứ
tư khách hàng có thể sử dụng và hưởng toàn bộ giá trị từ sản phẩm hoặc dịch vụ
của bạn.
+ Khách hàng thường đưa ra 1 vài dấu hiệu thông thường chứng
tỏ họ sắp đưa ra quyết định. Hãy thư giãn và nắm bắt các dấu hiệu đó khi chúng
xuất hiện. Những dấu hiệu này cho bạn biết đã đến lúc đưa ra câu hỏi kết thúc
bán hàng.
+ Nếu bạn đang nói chuyện với khách hàng mà người đó bắt đầu
gãi cằm, hãy ngừng nói. Vì khi ấy người đó đang suy nghĩ và không lắng nghe
bạn.
+ Kết thúc bán hàng luôn là phần khó khăn và căng thẳng nhất
vì 1 vài lý do. Lý do thì nhất là tâm lý sợ bị từ chối của người bán hàng. Từ
nhỏ chúng ta đã luôn nhạy cảm với cách người khác đối xử với mình, đặc biệt là
sự đồng ý hay từ chối của họ.
+ Sợ thất bạ và sợ bị từ chối là 2 lý do khiến người ta thất
bạ trong cuộc sống. Chỉ khi vượt qua 2 nỗi sợ này, bạn mới nhận thấy năng lực
thực sự của mình trong cả việc bán hàng lẫn các lĩnh vực khác.
+ Dũng cảm và hèn nhát đều chỉ là thói quen. Bạn sẽ dũng cảm
hơn đương đầu với nỗi sợ hãy thay vì trốn tránh nó.
+ Khi gặp 1 khách hàng mới, bạn phải hiểu rằng họ từng trãi
qua những khó khăn và thách thức trong các vụ mua bán. Bạn không chỉ phải kích
thích họ ham muốn mua sản phẩm của bạn mà còn phải vượt qua tất cả nỗi sợ hãy
của họ do những lần đưa ra quyết định sai lầm.
+ Để 1 khách hàng thay đổi sản phẩm hoặc dịch vụ này sang sản
phẩm, dịch vụ khác, bạn phải tập trung vào những ích lợi bổ sung sẽ khiến họ
hài lòng.
+ Thay vì tranh luận về giá cả hay chất lượng, hãy tìm cách
hóa giải sự lo ngại của khách hàng. Hãy đáp lại lời từ chối của khách hàng sao
cho họ thấy hài lòng. Chỉ cho họ thấy họ không phải lo lắng về những điều họ
cho là thách thức.
+ Khi có người khác khen ngợi sản phẩm đó, đặc biệt là khi họ
viết ra, thì đó là 1 lời khen có giá trị.
+ Dù bạn hiểu rõ vấn đề đó và khách hàng muốn nói về nó thì
cũng hãy giữ thái độ trung lập. Bạn có thể gật đầu tán thành với khách hàng
nhưng đừng đỗ thêm dầu vào lửa bằng các bình luận của mình.
+ Mong muốn của bạn tác động đến những người xung quanh. Mong
muốn của những người khác, đặc biệt là những người bạn tôn trọng và ngưỡng mộ,
ảnh hưởng rất lớn đến bạn. Mong muốn quyết định thái độ của bạn và thái độ của
bạn quyết định cách bạn đối xử với người khác.
+ Để thành công, bạn phải có năng lượng. Bạn phải thật sự
muốn kết thúc bán hàng và thật sự yêu thích công việc. Bạn phải cảm nhận mạnh mẽ
rằng sản phẩm bạn bán mang lại rất nhiều lợi ích cho khách hàng.
+ Nếu bạn bán hàng năm ngày 1 tuần, bạn nên đi ngủ sớm. Tắt
tivi, tắt đèn và đi ngủ vào lúc 10 giờ tối. Ngủ đủ tám tiếng để bán hàng hiệu
quả mỗi ngày.
+ Có rất nhiều khách hàng, nhưng không phải tất cả đều là
khách hàng của bạn.
+ Nếu bạn cảm thấy giữa mình và khách hàng có sự khác biệt,
thì cũng đừng nghiêm trọng hóa vấn đề. Nếu thấy đây là 1 khách hàng tiềm năng,
hãy giữ lại cho công ty.
+ Hãy đặt cái tôi cá nhân sang 1 bên. Tập trung giúp đỡ khách
hàng giải quyết các vấn đề hoặc đáp ứng nhu cầu của họ bằng cách tìm người
thích hợp. Đó chính là dấu hiệu đặc trưng của 1 người bán hàng chuyên nghiệp.
Phần 3: Xử lý lời từ
chối
+ Chiến thắng đến 1 mức nào đó, trở thành 1 trạng thái tâm lý.
Biết bản thân có thể vượt lên những băn khoăn, rắc rối và lo lắng thường trực
ám ảnh, chúng ta sẽ thật sự vượt lên chúng.
+ Hãy lập danh sách mọi lời từ chối 1 khách hàng có thể đưa
ra. Viết những câu hỏi, lời chỉ trích, phàn nàn bạn từng nhận. Khi lập xong,
hãy xếp chúng theo thứ tự. Lời từ chối nào nạn hay gặp nhất? Câu nào là trở
ngại lớn nhất đối với việc bán hàng thành công của bạn?
+ Một trong những biện pháp xử lý lời từ chối hiệu quả nhất
là đưa ra những lá thư khen ngợi từ các khách hàng hài lòng – những khách hàng
đã từng từ chối. Một bức thư thân thiện tháo gỡ những thắc mắc chính của khách
hàng là biện pháp hiệu quả nhất để loại bỏ hoàn toàn lời từ chối.
+ Khi bạn khen ngợi ai đó vì họ từ chối hoặc đặt câu hỏi về
sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, bạn sẽ khiến họ tự tin hơn.
+ Hãy cư xử nhẹ nhàng, nhã nhặn và tôn trọng trước mọi lời từ
chối. Không quá xúc động và thật tinh ý. Thậm chí, nếu bị từ chối cả nghìn lần,
hãy luôn đáp lại như thể đó là lời nhận xét có giá trị cho đề nghị của bạn.
+ Cái khách hàng muốn không phải là giá thấp nhất nếu sản
phẩm đó cũng tương tự các sản phẩm khác. Họ muốn mức giá hợp lý, mức giá tốt,
công bằng nhất nhưng không phải là giá thấp nhất.
Phần 4: Nắm vững thủ thuật kết thúc I
+ Điều tuyệt vời nhất trên thế giới này không thật sự nằm ở
nơi chúng ta đang đứng mà ở hướng chúng ta đang đi.
+ Một kỹ năng kết thúc tốt nhất bạn có thể học được là kết
thúc mắt xích, hay còn gọi là kết thúc từng phần hay kết thúc tự động. Kỹ năng
này gồm 1 chuỗi câu hỏi, câu trước dẫn đến câu sau và tất cả đều đòi hỏi câu
trả lời có.
+ Nếu khi bắt đầu bài giới thiệu, bạn có thể đưa ra 6 câu hỏi
với câu trả lời có, rất khó để khách hàng có thể từ chối về sau.
+ Nếu bạn đang tiếp thị 1 dịch vụ hãy hỏi: “ Tại sao anh/chị
không dùng thử dịch vụ của chúng tôi?” Khi gặp cụm từ “ chúng tôi” vào câu hỏi
này, điều đó ám chỉ rằng toàn bộ tổ chức của bạn sẽ giang rộng vòng tay với
khách hàng và làm việc hết sức mình để người sử dụng cảm thấy hài lòng.
+ Khách hàng không có cơ sở về giá để so với mức giá bạn đưa
ra, không có khái niệm về những gì họ sẽ nhận được khi bỏ ra khoản tiền đó. Khi
bạn chào giá, nói mức giá trước khi giới thiệu về giá trị hay lợi ích bù đắp
cho mức giá đó, khách hàng sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc than phiền
rằng mức giá đó quá cao.
+ Bạn cần phải kích thích tham muốn mua hàng bằng cách nhấn
mạnh vào kết quả và lợi ích của sản phẩm. Bạn không thể gia tăng ham muốn mua
hàng của khách hàng bằng cách tranh luận về giá cả.
+ Để hạn chế nhạy cảm về giá, bạn phải liên tục nhấn mạnh vào
giá trị khách hàng nhận được thay vì số tiền họ phải trả. Nói về lợi ích, công
dụng mà sản phẩm mang lại cho người sử dụng thay vì chi phí của sản phẩm.
+ Đừng bao giờ quên, trong mắt của người mua, xác nhận hay
khẳng định của người bán không phải là bằng chứng thuyết phục. Chỉ vì bạn nói
điều đó đúng không có nghĩa là điều đó đúng theo quan điểm của khách hàng.
+ Trong nhiều trường hợp, mức giá bạn đưa ra không cách xa
khả năng chi trả của khách hàng nhiều lắm. Vụ mua bán nằm trong tầm tay của
bạn. Nhưng bạn phải biết được con số khách hàng đang nghĩ đến. Thông thường,
khách hàng sẽ không trả cao hơn con số họ đã ấn định. Nhiệm vụ của bạn là tìm
ra con số đó.
+ Kiên nhẫn và bền bỉ đem lại hiệu quả kỳ diệu mà không một
rào cản hay khó khăn nào có thể cản trở.
Phần 5: Nắm vững thủ
thuật kết thúc II
+ Giả định có ý nghĩa nhất chính là 1 ai đó, bằng cách nào đó
có ý tưởng độc đáo hơn, yêu cầu bức thiết chính là tìm ra người có ý tưởng độc
đáo đó, học tập và áp dụng nó thật nhanh.
+ Trong bán hàng, bạn phải khai thác khác hàng tiềm năng, xác
định nhu cầu, đưa ra các giải pháp và xử lý lời từ chối. Đây chính là phần phát
động qua trình bán hàng. Nhưng chỉ khi mời được khách hàng đặt hàng và kết thúc
bán hàng bạn mới thật sự kiếm được tiền.
+ Khi áp lực mua hàng đã được giải tỏa bằng cách hướng khách
hàng tập trung vào vấn đề phụ, hãy tiếp tục nói về các chi tiết khác.
+ Ưu điểm của kiểu kết thúc mặc định là nó cho phép bạn kiểm
soát giao dịch. Khi bạn nói: “ Vậy bước tiếp theo là…”, rồi trình bày kế hoạch
hành động, khách hàng chỉ có hai lựa chọn: Một là nghe bạn, hai là đưa ra lời
từ chối khác.
+ Khi chuẩn bị kết thúc bạn phải biết chính xác mình sắp làm
gì và chuyển qua khâu kết thúc chính xác và nhanh gọn hơn.
+ Mọi người không biết họ cần 1 sản phẩm hay dịch vụ như thế
nào cho đến khi bạn ám chỉ rằng họ có thể không mua được sản phẩm đó. Đôi khi,
chỉ đến lúc bạn cảnh báo sẽ mang sản phẩm đi, khách hàng mới mạnh dạn quyết
định.
+ Khi chào bán 1 sản phẩm hay dịch vụ mà chắc chắn sẽ làm
khách hàng hài lòng, hãy để họ dùng thử.
+ Sức mạnh của kỹ năng kết thúc sử dụng đơn đặt hàng thật đơn
giản. Càng cung cấp cho bạn nhiều thông tin và để bạn viết vào đơn đặt hàng,
khách hàng càng quan tâm đến việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ khi giao dịch kết
thúc.
+ Sức mạnh của kỹ năng kết thúc sử dụng đơn đặt hàng thật đơn
giản. Khách hàng cung cấp cho bạn càng nhiều thông tin và cho phép bạn viết vào
đơn đặt hàng, họ càng chắc chắn việc mua sản phẩm hoặc dịch vụ vào cuối buổi
trao đổi.
+ Một hình thức biến tấu khác của kỹ năng kết thúc sử dụng
đơn đặt hàng khác là kết thúc với câu trả lời phủ định. Trước tiên, bạn đưa ra
tất cả câu hỏi hợp lý để hiểu được nhu cầu của khách hàng.
+ Với cách kết thúc bằng cách kể câu chuyện liên quan, bạn
kích thích não phải của khách hàng bằng cách kể câu chuyện về một khách hàng
nào đó đã mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ và thấy hài lòng. Bất cứ khi nào
khách hàng nghe chuyện về một khách hàng hài lòng, họ rất muốn được ở vị trí
của người kia, sử dụng sản phẩm của bạn và thu được kết quả tương tự. Đây là
điều bạn cần nhớ.
+ Một khách hàng được giới thiệu có gía trị gấp từ mười đến
15 lần một cuộc chào hàng cho hách hàng mới.
+ Khi nhờ khách hàng giới thiệu khách hàng mới, bằng cách này
trước khi cuộc mua bán bắt đầu, bạn dễ dàng có được điều bạn muốn. Nhưng nếu
yêu cầu điều này sau khi kết thúc phần giới thiệu sản phẩm, khách hàng sẽ cảm
thấy họ phải cho bạn biết tên hai hoặc ba người khác dù họ có mua sản phẩm này
hay không. Nhiệm vụ của bạn là phải hỏi.
+ Nếu bạn bán được hàng cho khách hàng qua giới thiệu, hãy
gửi 1 món quà cho người đã giới thiệu khách hàng. Nếu bạn kiếm được 1 khoản hoa
hồng từ việc bán hàng cho người được giới thiệu, hãy gửi 1 giỏ hoa quả với tấm
thiệp cảm ơn vì đã giúp bạn bán được hàng.
+ Nếu khách hàng không phàn nàn, có nghĩa là họ không hài
lòng vì lý do nào đó. Lý do họ nói: “Ổn cả,” là vì họ không muốn tranh cãi.
+ Khi đến thăm khách hàng, hãy hỏi: “ Chúng tôi có thể làm gì
để cải thiện dịch vụ của chúng tôi cung cấp cho ông trong thời gian tới?” Bất
cứ khi nào bạn nói đến dịch vụ, chất lượng lý tưởng trogn tương lai, họ cũng sẽ
cho bạn biết 1 số điều bạn có thể làm để nâng cao chất lượng dịch vụ của công
ty mình. Khi đã có được ý kiến góp ý, hãy hứa sẽ khắc phục ngay.
Phần 6: Gấp đôi năng suất- gấp đôi thu nhập
+ Người thức dậy vào mỗi sáng để lên kế hoạch cho các giao
dịch trong ngày và thục hiện đến cùng kế hoạch đó sẽ nắm được sợi dây dẫn họ đi
qua mê cung của cuộc sống bận rộn.
+ Khả năng quản lý thời gian chính là yếu tố quan trọng giúp
bạn trở thành chuyên gia bán hàng thành công. Chât lượng quản lý thời gian
thường quyết định chất lượng cuộc sống của bạn.
+ Người bán hàng hàng đầu đánh giá thu nhập của họ theo số
tiền kiếm được mỗi giờ, và họ quyết tâm làm cho mỗi giờ điều phải sinh lời.
+ Nhân viên bán hàng chỉ được trả lương theo kết quả lao
động. Như người đi săn vẫn nói: “ Bạn chỉ được ăn con mồi bạn săn được.”
+ Trong bán hàng, dù sản phẩm là gì, chỉ có ba hoạt động giúp
bạn kiếm được tiền công theo giờ mong muốn đó là khai thác khách hàng tiềm
năng, giới thiệu sản phẩm và kết thúc mua bán. Chỉ khi tham gia ba hoạt động
chính này, bạn mới thật sự làm việc.
+ Từ bỏ thói quen ăn trưa với đồng nghiệp. Việc này rất lãng
phí thời gian và kéo bạn ra khỏi những hoạt động bán hàng chính của bạn.
+ Sự thật là mọi người thường không nghĩ về lời đề nghị của
bạn. Họ sẽ quên ngay khi bạn bước ra khỏi nhà.
+ Sự thật là mọi người không nghĩ về lời đề nghị của bạn. Họ
sẽ quên ngay khi bạn bước ra khỏi nhà. Khi bạn quay lại, họ không biết bạn đang
nói về cái gì hay tại sao họ lại thấy hứng thú với sản phẩm đó trong lần gặp
đầu tiên.
+ Bạn lãng phí thời gian bán hàng khi đến gặp khách hàng mà
thiếu thông tin cần thiết để giới thiệu sản phẩm. Bạn có thể thu thập sai thông
tin, số liệu, đặc tín kỹ thuật hoặc đưa ra mức giá không đúng,… Bạn có thể hiểu
nhầm yêu cầu của khách hàng và đưa ra đề xuất không giải quyết yêu cầu của họ.
+ Những chuyên gia bán hàng xuất sắc có thói quen nhớ mọi
thông số kỹ thuật về sản phẩm. Nếu họ đánh mất tất cả các giới thiệu hay thông
tin bán hàng, họ vẫn có thể giới thiệu sản phẩm rất lôi cuốn, sử dụng trí nhớ
của mình.
+ Nhược điểm này sẽ khiến bạn làm việc rất vất vã. Nguyên
nhân của nó là do sự thiếu hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và sự lười biếng của
người bán hàng. Tuy nhiên nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách luyện tập
chăm chỉ.
+ gọi điện và xác nhận cuộc hẹn sẽ giúp bạn làm việc chuyên
nghiệp hơn, nhắc khách hàng nhớ về cuộc hẹn và khơi dậy sự tò mò hay chuẩn bị
tâm lý trước. Việc này cũng sẽ nhắc khách hàng sắp xếp lịch và dành thời gian
cho bạn.
+ Bạn có thể sắp xếp công việc bán hàng và tăng thu nhập bằng
cách sắp xếp hợp lý lịch hen gặp khách hàng. Giảm bớt thời gian qua lại của 2
địa điểm cách xa nhau tăng thời gian nói chuyện trực tiếp với khách hàng tìm
năng.
+ Quy tắc cơ bản trong bán hàng là cố gắng chuẩn bị tốt
khoảng 80% rồi bắt tay vào làm phát triển đủ kỹ năng và hiểu biết vừa đủ về sản
phẩm để bắt đầu trở thành người dẫn đầu.
+ So với 1 con ngựa đua, bạn có giá trị bao nhiêu? Giống như
khi bạn mua 1 con ngựa đua đắt tiền bằng loại thức ăn bổ dưỡng nhất bạn cũng
phải tự bồi bổ cho mình bằng loại thực phẩm tốt nhất.
+ Thành công trong bán hàng bắt nguồn từ sự háo hức muốn gặp
khách hàng mới. Khi nhận thấy sự thành
công trong bán hàng có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu khác, cho bạn và gia
đình, tham vọng của bạn sẽ đạt đến ngưỡng không gì có thể cản nỗi. Tham vọng là
1 điều kỳ diệu.
+ Thời gian hợp lý nhất để gặp khách hàng quan trọng là trước
và sau giờ làm việc. Điều này đặc biệt đúng với các doanh nhân hay chủ doanh
nghiệp thành công. Lý do khiến họ trở thành người dẫn đầu là vì họ làm việc sớm
hơn và về muộn hơn.
+ Khi bạn quyết tâm dành thời gian nghĩ giải lao để làm việc
gì đó hữu ích, bạn sẽ nhanh chống bổ sung them 1 tháng lương vào thu nhập của
mình.
+ Khi lập kế hoạch chiến lược cho các công ty, tập đoàn,
chúng tôi thường tập trung cải thiện tiêu chuẩn về doanh lợi trên vốn đầu tư.
Đó là số tiền lời chủ sở hữu công ty thu được từ khoản tiền đầu tư vào kinh
doanh. Đây là tiêu chuẩn đánh giá chính để lập kế hoạch chiến lược và xác định
hiệu quả kinh doanh.
+ Theo luật xác xuất, khả năng bán hàng tốt giúp bạn dẫn đầu
trên phương diện triễn vọng tài chính. Xác suất bạn đạt được độc lập về tài
chính, thậm chí trở thành triệu phú sẽ cao hơn nhờ kỹ năng bán hàng giỏi. Không
có giới hạn nào đối với những thứ bạn có khả năng đạt được ngoại trừ giới hạn
trong suy nghĩ của chính bạn.