BÌNH DƯƠNG THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ.

MỘT THÀNH PHỐ ĐƯỢC QUY HOẠCH THIẾT KẾ THEO CHUẨN QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM.

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ MARKETING.

"Một bộ tài liệu hoàn chỉnh dành cho các trường giảng dạy kinh doanh hàng đầu về Marketing. Cung cấp kiến thức thiết yếu để cạnh tranh toàn cầu; Cải thiện lòng trung thành của khách hàng bằng cách sử dụng những kỹ thuật tiếp thị mới nhát".

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC.

ục đích của cuốn MBA Trong tầm tay chủ đề quản lý chiến lược tái bản lần hai này tương tự như ấn bản đầu tiên: Cung cấp tư duy và khả năng thực hành tối ưu trong lĩnh vực quản trị chiến lược (hay chiến lược kinh doanh)

BÌNH DƯƠNG LÀ NƠI AN CƯ LẠC NGHIỆP LÝ TƯỞNG.

MỘT THÀNH PHỐ MỚI VỚI ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ, TIỆN ÍCH MANG TẦM ĐẲNG CẤP.

ƯỚC MƠ AN CƯ LẠC NGHIỆP TẠI VÙNG ĐẤT AN LÀNH SẼ THÀNH HIỆN THỰC.

HÃY ĐẦU TƯ VÀO BÌNH DƯƠNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH MÌNH.

Thứ Năm, 27 tháng 12, 2018

Kinh nghiệm + list giấy tờ apply visa Pháp 2018! Quy trình và hồ sơ để làm visa đi châu âu (Pháp)

Gia đình mình (hai vợ chồng, con gái < 2 tuổi) apply đi Pháp trong 17 ngày tại lãnh sự quán TPHCM. Ba mình hộ khẩu tại Daklak nên apply ở Hà Nội. Vì vậy 2 bộ hồ sơ của gia đình mình và papa mình ko liên quan gì nhau. (Nhưng làm cùng thời điểm để đi chung :D )
Các bước nộp hồ sơ:
  • Hiện nay Đại sứ quán/lãnh sự quán Pháp uỷ quyền cho công ty TLS chuyên nộp và trả hồ sơ. LƯU Ý: TLS KHÔNG QUYẾT ĐỊNH VIỆC BẠN CÓ VISA HAY KHÔNG ĐÂU NÊN KHÔNG PHẢI SỢ GÌ NHA.
  • Các bạn lưu ý khu vực mình sinh sống, vì tuỳ khu vực mà nộp ở SG hay ở HN (cái này bắt buộc. Ở SG thì bạn có thể ra HN nộp nhưng nếu bạn thuộc khu vực phải nộp ở HN thì phải đi HN nha, dù cho bạn có ở gần SG đi chăng nữa).
  • Nếu bạn apply ở SG thì vào link: https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/login.php
  • Nếu bạn apply ở HN thì vào link: https://fr.tlscontact.com/vn/HAN/login.php
  • Đăng ký tài khoản, sau đó điền form xin visa. Nếu bạn đi cả gia đình thì tạo 1 group list luôn nhé chứ ko tạo từng tài khoản riêng . Điền form cần chính xác nha vì một khi bạn chọn xong lịch hẹn thì sẽ ko sửa được form đâu. Còn nếu chưa sẵn sàng có thể save lại. Nhưng mà dù có điền sai thì lúc lên nộp hồ sơ, mình nói với nhân viên TLS cho sửa lại trên form rồi ký nháy bên cạnh là xong.
  • Chọn ngày hẹn.
  • Lên nộp hồ sơ. Lên sớm trước 15-30’ là ok, nhưng bạn có thể lên sớm hơn lỡ quên cái gì còn chạy về lấy kịp. Nhớ lộng lẫy lên nha vì mình sẽ chụp hình dán lên visa. Mình chọn lúc 10h sáng mà 10h30 mới đc vào, ngồi đợi thêm nửa tiếng nữa mới được vô gặp nhân viên tư vấn. LƯU Ý: BÉ KHÔNG CẦN ĐI CÙNG. Bé mình < 2 tuổi, lúc mình vào nộp thì chồng phải ở ngoài trông con, mình nộp xong thì ra trông con cho chồng vào nộp. Bé đi theo chỉ tổ mệt vì phải giữ nó thôi. MÌNH KHÔNG RÕ LÀ BÉ MẤY TUỔI MỚI PHẢI ĐI, nhưng lúc mình đi nộp thì có một chị ko dẫn theo con trai nên nhân viên nhắc nhở: Con chị trên 12 tuổi thì phải đi cùng. Cái này mình ko biết đâu nha mấy bạn alo hỏi TLS cho chắc chắn nha chứ con mình thì ko cần rồi đó.
  • Sau khi nộp hs xong họ sẽ cho mình giấy hẹn có in hình mình, và tờ danh sách hồ sơ mình đã nộp. Trong trường hợp bạn thiếu hồ sơ gì, họ sẽ ghi rõ là thiếu, còn việc bạn có bị lãnh sự kêu bổ sung ko thì cái đó là tuỳ lãnh sự (mình thiếu giấy đăng ký kinh doanh, họ nói nhiệm vụ của họ là phải ghi thiếu, có thể lãnh sự sẽ gọi bổ sung, nhưng mình cũng ko bị gọi :D )
  • Lên lấy hồ sơ:
  • Cầm theo chứng minh nhân dân bản gốc + photo , giấy hẹn, tờ danh sách hồ sơ đã nộp.
  • Nếu bạn lấy giùm thì cần giấy uỷ quyền + chứng minh nhân dân bản gốc & photo của người nhờ + cmnd bản gốc & photo của bạn, tờ danh sách hồ sơ, giấy hẹn.
  • Nếu bạn lấy cho con thì phải có bản sao giấy khai sanh + cmnd bản gốc & photo của bạn, tờ danh sách hồ sơ, giấy hẹn.
Rồi giờ nói case của mình và danh sách hồ sơ nha:
  • Bản thân mình: Dạy bánh tại nhà không có giấy đkkd, không đứng tên tài sản, chỉ có sổ tiết kiệm. Đã đi: Khối schengen theo diện sinh viên trao đổi (visa Ba Lan, xuất nhập cảnh Pháp năm 2012), Indonesia 2011. Không có thu nhập cố định. Mọi giao dịch thực hiện qua tài khoản vietcombank.
  • Chồng mình: Kỹ sư có kinh nghiệm tại công ty Nhật, đứng tên nhà, không có sổ tiết kiệm. Đã đi business trip 1 tuần ở Nhật 2017. Lương trả qua tk Vietcombank.
  • Ba mình: Sale manager, không đứng tên nhà, có sổ tiết kiệm. Lương trả tiền mặt, đã đi du lịch ngắn ngày Maldives, Phillipines, Cambodia.
  • Con gái mình < 2 tuổi.
Lưu ý: Phòng visa còn ghê hơn phòng cảnh sát. Điều tra ghê lắm lận (cái này chị bạn mình làm ở lãnh sự nói đó). Nên hồ sơ phải logic, hợp lý, đúng sự thật nha. Về dịch thuật (phải là dịch công chứng) thì có thể dịch tiếng anh, phí rẻ hơn nhưng mình đang apply Pháp thì nên dịch tiếng Pháp để nhìn hồ sơ có cảm tình. Những giấy tờ nào song ngữ anh việt thì thôi còn giấy tờ nào tiếng việt thì nên dịch Pháp nhé. Mình dịch trong lãnh sự luôn nên chắc hồ sơ của mình có cảm tình hơn chăng?? :D
Danh sách giấy tờ tham khảo được lãnh sự recommend tại đây https://fr.tlscontact.com/vn/SGN/page.php?pid=short_stay_sgn_classic
Còn đây là giấy tờ mình làm: (Cái nào mình ghi photo thì cầm photo và đặc biệt KHÔNG CẦN PHOTO CÔNG CHỨNG nha. Giấy tờ nào dịch thì mới dịch công chứng thôi). Mình có mẫu song ngữ một số giấy tờ, link download ở dưới nhé.
  • Lịch hẹn đại sứ quán (Khi bạn chọn ngày - giờ xong thì trên web sẽ hiện ra lịch hẹn, có mã số bắt đầu bằng chữ M. In cái này ra)
  • Đơn xin visa 01 bản
  • 2 tấm hình 3.5*4.5cm nền trắng. Ra tiệm chụp nói rõ size, thấy rõ tai mặt mũi, ko đeo kính. Mặt chiếm 80%. Hình này để làm hồ sơ thôi, hình in trong visa sẽ được chụp lúc lên nộp hồ sơ.
  • Passport bản gốc
  • Passport bản photo 01 bản - PHOTO TRÊN TỜ A4, KO ĐƯỢC CẮT RA.
  • Vé máy bay khứ hồi. Nên là vé nhập cảnh hoặc xuất cảnh tại Pháp. Mình nhờ bạn ở đại lý book vé ảo. Có một số anh chị nói là vé có giá trị trong 24h là ok nhưng mình nghĩ vé của mình cần được giữ trong khoảng thời gian nộp đơn cho tới khi đc trả lại visa, vì lãnh sự có thể check bất cứ lúc nào, lỡ lúc đó vé bạn cancel rồi thì tèo.
  • Bản photo giấy xác nhận số dư của ngân hàng (nên từ 400 triệu trở lên - Cầm theo bản gốc để riêng). Giấy xác nhận số dư này bạn nhớ nói ngân hàng làm bản SONG NGỮ. Số tiền ghi rõ vnd và usd hoặc euro.
  • Vì mình không có đi làm, mà lớp dạy quảng cáo của mình có trên facebook nên mình IN MÀU ẢNH CHỤP MÀN HÌNH TRANG FACEBOOK LỚP HỌC. Mình in 4 trang.
  • Giấy sao kê ngân hàng 03 tháng bản gốc. Giấy sao kê này cũng có song ngữ.
  • Hộ khẩu bản đã dịch qua tiếng Pháp (cầm theo hộ khẩu gốc để riêng)
  • Giấy đk kết hôn bản đã dịch qua tiếng Pháp (cầm theo bản gốc để riêng)
  • Lịch trình chuyến đi
  • Đặt phòng khách sạn - Đặt phòng ảo tại booking.com hoặc agoda, chọn chế độ free cancellation/pay at hotel nha để khỏi tính phí nhé. Lưu ý nhỏ: Một số khách sạn họ cho free cancellation nhưng vẫn charge tiền trước, vì họ check thông tin thẻ có đúng hay ko. Nhưng khi bạn cancel booking đó thì tiền sẽ được trả lại.
  • Bảo hiểm - mình mua của liberty khoảng 400 mấy 1 người cho 17 ngày - Lưu ý bảo hiểm giá trị >30.000euro
  • Bảng câu hỏi Schengen
  • Thư trình bày - nói rõ nguyện vọng của bạn, thể hiện tình iu tình báo của bạn với Pháp
  • Cam kết quay về
VỀ HỒ SƠ CỦA BA MÌNH VÀ CHỒNG MÌNH: Cũng y như mình luôn, nhưng vì họ đang đi làm nên sẽ có thêm những giấy tờ sau:
  • Hợp đồng lao động bản PHOTO (cầm theo bản gốc để riêng) - dịch công chứng.
  • Đơn xin nghỉ phép BẢN GỐC - dịch công chứng. Nếu bạn làm cty nước ngoài thì làm đơn này tiếng anh luôn.
  • BẢN PHOTO phụ lục hợp đồng lao động (cầm theo bản gốc để riêng) - Dịch công chứng.
  • Giấy xác nhận nhân viên công ty - Dịch công chứng
  • Nếu bạn nhận lương tiền mặt: làm kết hợp Giấy xác nhận nhân viên và bản lương - Dịch công chứng.
  • Nếu bạn nhận lương chuyển khoản: Sao kê lương 03 tháng song ngữ.
  • Giấy tờ nhà bản dịch công chứng tiếng Pháp (Cầm theo bản gốc để riêng) - Ba mình ko có giấy tờ nhà, nhưng có số dư ngân hàng + chứng minh công việc, vẫn được cấp visa nhé.
Hồ sơ con gái mình: Giống hồ sơ trên, có thêm:
  • Giấy khai sinh dịch công chứng tiếng Pháp
  • Lưu ý: Tờ xin visa của bé sẽ được cha mẹ ký
LƯU Ý QUAN TRỌNG QUYẾT ĐỊNH BẠN ĐƯỢC ĐI HAY KHÔNG:
  • Lịch trình + khách sạn:
Ban đầu mình nghĩ ôi trời cái này làm cho có thôi nhưng không phải đâu nha. Lịch trình của bạn cần:
  • ⅔ thời gian của bạn phải ở Pháp. CÁC MẸ LƯU Ý GIÙM EM: ĐÂY LÀ CÁI LỊCH TRÌNH NỘP CHO ĐSQ ĐỂ LÀM VISA CHỨ KO PHẢI LỊCH TRÌNH THỰC TẾ CỦA CHUYẾN ĐI. CÓ VISA XONG BẠN MUỐN ĐI ĐÂU THÌ ĐI KO CẦN PHẢI THEO LỊCH TRÌNH NÀY. Tại sao lại là 2/3 thời gian? Ok fine có mấy bạn inbox kêu bạn của bạn của bạn của bạn đó đi Pháp 3 ngày đi Ý 10 ngày, visa Pháp, cũng có gì đâu? Đó là chuyến đi thực tế của bạn. Còn nếu bạn xin visa Pháp mà bạn nộp lịch trình Pháp 3 ngày đi Ý 10 ngày, thì ĐSQ sẽ kêu “mày ghi trong thư bày tỏ là iu nước Pháp thế này thế kia mà ở có 3 ngày thì mời qua Ý xin visa nhá". Là vậy đó các mẹ các mẹ đừng inbox hay comment nói em sai này nọ nha em khổ tâm lắm. Em làm cái này em chia sẻ kinh nghiệm còn bị các mẹ bắt bẻ nữa khổ ghê cơ. Các mẹ có visa xong rồi các mẹ ở Pháp 1 ngày hay nửa ngày thôi cũng đc ạ.
  • Ăn khớp với ngày - giờ đáp máy bay + Ăn khớp với khách sạn
  • Hợp lý: Nếu bạn du lịch ở Sài Gòn, điểm tham quan là Nhà Thờ Đức Bà mà bạn đặt phòng ở Hóc Môn, Củ Chi, Cần Giuộc thì tèo rồi. Mình nên đặt phòng ở trung tâm. Mình đặt ở Gare du Nord, là nơi kết nối ga metro của Paris thuận tiện đi lại. Các điểm du lịch của mình cũng chủ yếu ở trong thành phố.
  • Nếu có em bé theo, cần tìm những điểm tham quan child-friendly như Disneyland, công viên này kia. Nếu bạn dẫn con theo mà lịch trình đi thăm khu cactacombs hay toàn là bảo tàng nhàm chán thì cũng tèo nha.
  • Không cần ghi giờ chi tiết. Có một số lịch trình tham khảo mình thấy ghi giờ rất chi tiết, rồi đi tàu gì…. nhưng mà cái đó nhìn quá chuyên nghiệp rồi kiểu như là do cty du lịch làm. Cái này thì tuỳ bạn nhưng mình nghĩ khi đi du lịch, mình phải linh động nên ko thể theo một thời gian biểu fix. Nên mình chỉ ghi như trong file thôi.
  • Túm lại: Lịch trình của bạn phải hợp lý, logic, phù hợp điều kiện hoàn cảnh (đi du lịch bụi tiết kiệm hay đi với người già, trẻ em…)
  • Vé máy bay: Pháp là nước nhập cảnh đầu tiên. Đúng như bình thường thì bạn có thể xin visa Schengen ở Pháp nhưng xuất nhập cảnh ở nước khác. Tuy nhiên tình hình hiện tại nhập cư bất hợp pháp rất đông, nên mình khuyên bạn nên nhập cảnh ở Pháp thì hơn. Theo một chia sẻ của anh bạn làm trong cty du lịch chuyên dắt đoàn đi, hôm đó ảnh dắt đoàn đi Pháp ở Nội Bài thì thấy 1 anh kia visa Pháp nhưng nhập cảnh Tây Ban Nha, nhân viên Nội Bài ko cho đi luôn. Nhân viên Tân Sơn Nhất thì mình ko biết sao nha. Bạn mình visa Pháp nhập cảnh Đức phải trình giấy tờ khách sạn siêu logic, siêu hợp lý họ mới cho nhập. Cái này nói chung là tuỳ bạn, nhưng bản thân mình thì làm visa đã khó, mua vé máy bay đắt nên mình nhập cảnh Pháp cho chắc ăn.
  • Khi bay qua bên đó rồi lúc nhập cảnh, bạn cần có booking khách sạn. Nếu booking của bạn là booking ảo lúc làm visa và đã huỷ, thì tới gần ngày đi bạn có thể vào page booking.com để đặt khách sạn lại, chọn cái no credit card là nó sẽ ko charge tiền (Cám ơn bạn Minh Ngọc của cty Dế Việt đã chỉ mình tip này).
Link download
Xong rồi nè ^^ Có thắc mắc gì bạn để lại dưới comment để mình trả lời và các bạn khác có thể tham khảo nhé :D Chúc các bạn sớm xin được visa nha
Kinh nghiệm làm Visa nhanh chóng, có tỉ lệ đỗ cao

Làm Visa luôn là một trong những việc cần phải làm khi bạn có ý định đi du lịch, thăm thân, công tác... ở nước ngoài. Visa (thị thực) là giấy chứng nhận hợp pháp được Đại Sứ Quán của nước sở tại chứng nhận, cho phép nhập cảnh vào nước họ hợp pháp. Hiện nay, có rất nhiều loại visa, tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích của mỗi chuyến đi mà bạn sẽ thực hiện xin loại Visa khác nhau.


Một số giấy tờ cần thiết để xin Visa

Tùy thuộc vào quốc gia bạn muốn xin Visa nhập cảnh, mà hồ sơ thủ tục cần chuẩn bị là khác nhau. Tuy nhiên, sau đây là một số giấy tờ chung bạn cần chuẩn bị:

1. Hộ chiếu bản gốc, còn thời hạn ít nhất 6 tháng, và còn trang trống.
2. Đơn xin cấp Visa (tùy vào mỗi quốc gia mà mẫu này sẽ khác nhau).
3. Ảnh (chụp trong khoảng thời gian 3 tháng gần đây, có nền trắng).
4. Giấy tờ chứng minh nghề nghiệp.
5. Giấy tờ chứng minh tài chính.
6. Một số giấy tờ khác (tùy vào từng quốc gia, bạn sẽ được yêu cầu chuẩn bị những giấy tờ khác nhau).

Có nên tự xin Visa không

Nếu bạn có thời gian và có hiểu biết về việc xin Visa nhập cảnh vào quốc gia bạn mong muốn, thì bạn có thể tự chuẩn bị giấy tờ, thủ tục và đem đến Đại Sứ Quán nước sở tại có trụ sở tại Việt Nam để sếp hàng nộp hồ sơ xin Visa.

Việc Xin Visa không hề đơn giản, bạn cần tìm hiểu thật kỹ trước khi nộp hồ sơ, tránh trường hợp hồ sơ bị trả về và không xin được Visa.

Việc xin Visa ở các nước phát triển, các nước Châu Âu thường phải chuẩn bị rất nhiều giấy tờ, và rất khó để xin. Vì vậy, nếu bạn không có kinh nghiệm, cũng như thời gian để chờ đợi thì chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng dịch vụ làm Visa của một số đơn vị hàng đầu tại Việt Nam.

Chú ý khi lựa chọn đơn vị Làm Visa, bạn cần tìm hiểu về số năm hoạt động, vì những đơn vị lâu năm đã từng thực hiện xin Visa ở nhiều quốc gia, sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm, cũng như biết cách giúp bạn chuẩn bị hồ sơ đúng tiêu chuẩn, và giúp cho bạn Xin Visa nhanh chóng, tỉ lệ thành công cao hơn rất nhiều.

Vì sao đơn xin visa Châu Âu (visa Schengen) của bạn bị từ chối?

“Bài viết tổng hợp các lý do từ chối cấp thị thực Schengen thường gặp nhất, để giúp bạn tham khảo và tránh “đi vào các vết xe đổ” này nhé!”
  1. Người xin visa Châu Âu nộp hộ chiếu sai, giả mạo hoặc bị làm giả.
  2. Người xin thị thực Schengen không chứng minh được mục đích và điều kiện lưu trú hoặc khai báo thông tin không rõ ràng.
Người xin thị thực có thể đã không nộp đầy đủ giấy tờ chứng minh cần thiết. Hiện nay, VISANA đã đăng tải các biểu mẫu hồ sơ chuẩn xác của nhiều nước trong khối Schengen. Bạn hãy an tâm tải về tại Visa Pháp, Visa Đức, Visa Ý, Visa Hà Lan hoặc Visa Đan Mạch, v…v…
  • Đặt khách sạn hoặc đặt vé máy bay bị hủy giữa chừng.
  • Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định.
  • Sau khi thẩm tra, Đại sứ quán xác định được rằng người xin thị thực không đi đúng mục đích đã đăng ký.
  • Trong quá trình thẩm tra giấy tờ người nộp đơn không nêu đầy đủ và chính xác thông tin về mục đích chuyến đi (ví dụ: người xin thị thực không biết lịch trình của chuyến đi theo mục đích du lịch, Giấy mời đi công tác do người đặt đơn nộp không được doanh nghiệp mời khẳng định hoặc không thể kiểm tra tính xác thực).
  • Khoảng thời gian người đặt đơn xin cấp thị thực không thống nhất với các giấy tờ khác (đặt khách sạn, đặt vé máy bay, giấy mời từ Đức, bảo hiểm)
  • Trong trường hợp đi thăm thân, người đặt đơn không chứng minh được mối quan hệ họ hàng hoặc bạn bè.
  • Thời hạn thị thực mong muốn không tương ứng với thời gian nghỉ phép thực tế (đối với trường hợp đi du lịch).
  1. Người xin visa Châu Âu không có bằng chứng về khả năng chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian lưu trú dự kiến hoặc chi phí quay về nước xuất thân/cư trú hoặc cho việc quá cảnh tới một nước thứ 3 mà người xin thị thực được phép.
Bạn đã không thể chứng minh được tài chính của mình có thể đủ cho chuyến đi hoặc có khả năng tạo được niềm tin từ lãnh sự quán cho chuyến đi của bạn.
Với chuyến đi công tác:
  • Giấy xác nhận của bên sử dụng lao động và giấy mời từ nước ngoài không đề cập đến việc đảm nhận chi trả các chi phí. Cá nhân bạn không chứng minh đủ khả năng tài chính để có thể chi trả các chi phí của chuyến đi.
  • Không có thông tin thống nhất về việc ai sẽ chi trả các chi phí cho chuyến đi.
  • Một công ty thứ ba đảm nhận các chi phí. Tuy nhiên không có xác nhận của công ty này trong hồ sơ.
Với chuyến đi thăm người thân:
  • Bạn không nộp Giấy cam kết bảo lãnh cũng như không cung cấp bằng chứng về việc bạn có đủ khả năng tài chính cá nhân.
  • Thông tin trên Giấy cam kết bảo lãnh cho thấy người mời không có đủ khả năng tài chính để chi trả cho chuyến đi (có đánh dấu tại mục “không được chứng minh” hoặc “không đáng tin cậy”). Cá nhân bạn cũng không chứng minh có đủ khả năng tài chính.
Với chuyến đi du lịch:
  • Bạn không cung cấp bằng chứng về việc có đủ khả năng tài chính để chi trả chi phí cho chuyến đi.
  • Bạn hiện không có việc làm (nội trợ, thất nghiệp, sinh viên, học sinh) và không tạo ra thu nhập. Không chứng minh được mối quan hệ họ hàng với người đảm nhận chi trả các chi phí sinh hoạt hoặc không cung cấp đủ bằng chứng về việc người này có đủ khả năng tài chính.



Visa-Chau-Au-anh-chi-phi-711
Chứng minh tài chính ổn định, dư dả là một trong những điều kiện cơ bản tiên quyết để làm visa Châu Âu
  1. Trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm hiện tại, người xin thị thực đã lưu trú 3 tháng trên lãnh thổ của các nước thành viên bằng thị thực Schengen hoặc thị thực có giá trị cho việc lưu trú trong một khu vực giới hạn.
Về cơ bản, bạn chỉ được phép lưu trú tại Khu vực Schengen tối đa là 90 ngày trong vòng 180 ngày. Vì vậy, thị thực mới chỉ có thể được cấp sau khoảng thời gian 180 ngày đó.
Đối với một số hoạt động cụ thể bạn chỉ được phép lưu trú tối đa là 90 ngày trong vòng một trong 26 nước thuộc Schengen, bao gồm:
  • Lắp đặt hoặc tháo dỡ quầy trưng bài của hội chợ hoặc trang thiết bị,
  • Bồi dưỡng nghiệp vụ trong nội bộ công ty,
  • Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại Đức,
  • Họp và đàm phán cũng như soạn thảo, ký kết hợp đồng hoặc thực hiện việc giám sát hợp đồng cho một bên sử dụng lao động có trụ sở tại nước ngoài,
  • Các hoạt động báo chí,
  • Biểu diễn xiếc (nghệ sỹ),
  • Nhà khoa học với tư cách là khách mời, hoặc lý do khác.
  1. Hệ thống thông tin của Khối Schengen có thông báo về việc cấm nhập cảnh đối với người xin visa Châu Âu
Thông thường bạn sẽ không được cấp visa Châu Âu nếu bạn bị ghi danh vào hệ thống thông tin của Khối Schengen (SIS). bạn có thể yêu cầu nước Schengen đã ghi danh của bạn vào hệ thống về nội dung ghi trên đó và hỏi xem có thể kháng nghị bằng cách nào.
  1. Một hoặc nhiều nước thành viên của Khối Schengen cho rằng người xin thị thực gây nguy hiểm đến trật tự công cộng, an ninh của Khối và sức khỏe cộng đồng theo Điều 2, Khoản 19 Quy định (EG) số 562/2006 Luật Biên giới Schengen (Schengener Grenzkodex) hoặc làm ảnh hưởng đến mối quan hệ quốc tế của một hay nhiều nước thành viên.
  2. Người xin thị thực không có bảo hiểm du lịch phù hợp và có giá trị.
Các tiêu chí áp dụng cho bảo hiểm du lịch:
  • Bảo hiểm du lịch phải có hiệu lực cho toàn bộ Khối Schengen.
  • Bảo hiểm du lịch phải có giá trị trong toàn bộ thời gian lưu trú.
  • Do có sự chênh lệch múi giờ giữa Châu Âu và Việt Nam, bạn nên lưu ý kiểm tra và đối chiếu thời hạn của bảo hiểm với ngày rời khỏi Khối Schengen.



Visa-Chau-Au-bao-hiem-711
Trong trường hợp chưa xác định rõ ngày đi và ngày về hoặc lịch trình bị thay đổi gấp, bạn có thể mua bảo hiểm cho một số ngày nhất định trong một khoảng thời gian nào đó (Ví dụ: “Bảo hiểm có giá trị 30 ngày trong khoảng thời gian từ 01/01/2018 đến 30/06/2018)


  • Mức trách nhiệm bảo hiểm tối thiểu là 30.000 EURO.
  • Bảo hiểm phải thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh hồi hương trong trường hợp ốm đau cũng như các chi phí chăm sóc y tế và/hoặc điều trị cấp cứu trong bệnh viện.
  • Bảo hiểm (cá nhân hoặc nhóm) có thể do người xin thị thực tự mua ở nước sở tại hoặc do người mời mua tại nước đến.
  • Các hãng bảo hiểm có trụ sở nằm ngoài Khối Schengen phải có văn phòng đại diện tại một trong số các nước thuộc Khối Schengen có khả năng xử lý các yêu cầu liên quan đến bảo hiểm.
  • Người dễ nhiễm bệnh hoặc có dấu hiệu mắc bệnh hoặc đang mang thai cần mua bảo hiểm hạng cao hơn hoặc loại bảo hiểm bao gồm cả việc chi trả cho các căn bệnh đó cũng như cho thời kỳ mang thai.
  • Trong trường hợp đi chữa bệnh thì chi phí điều trị không nằm trong phạm vi được thanh toán của bảo hiểm du lịch. Vì vậy, người đặt đơn cần chứng minh thêm việc đảm nhận các chi phí chữa bệnh.
  1. Đại sứ quán không xác định được liệu người xin thị thực có rời khỏi lãnh thổ các nước thuộc Khối Schengen trước khi thị thực hết hạn hay không.
Đại sứ quán có thể đưa ra dự đoán về khả năng quay trở lại của người xin thị thực. Vì vậy, Đại sứ quán sẽ xem xét một số yếu tố sau đây:
  • Sự ràng buộc về mặt gia đình tại Việt Nam (vợ/chồng, con cái vị thành niên, trách nhiệm giám hộ…)
  • Sự ràng buộc về công việc (có công việc ổn định, đang học đại học)
  • Sự ràng buộc về mặt kinh tế (thu nhập bổ sung thường xuyên từ việc cho thuê nhà hoặc sở hữu bất động sản)
  • Đã từng sử dụng thị thực Schengen đúng quy định
  • Các thay đổi liên quan đến cuộc sống cá nhân kể từ lần được cấp thị thực gần nhất
Lưu ý:
Đơn xin cấp thị thực sẽ bị từ chối căn cứ Điều 32, Khoản 1b, Quy định về thị thực trong trường hợp Đại sứ quán có cơ sở để nghi ngờ tính xác thực của một trong số các giấy tờ do người xin thị thực nộp hoặc nghi ngờ về mức độ xác thực của nội dung.
Đại sứ quán thẩm tra các giấy tờ do người xin thị thực cung cấp và xác định được một trong số các giấy tờ đó là giả mạo hoặc có nội dung không đúng sự thật, ví dụ:
  • Đặt phòng khách sạn hoặc đặt vé máy bay (giả mạo hoặc tự động hủy)
  • Xác nhận của bên sử dụng lao động (giả mạo hoàn toàn, được cấp vì lý do “quan hệ” hoặc “giúp đỡ bạn bè”, xác nhận mối quan hệ lao động không có thật)
Trên đây mới chỉ là những lý do phổ biến nhất để hồ sơ xin visa Châu Âu của bạn bị đánh trượt thẳng cánh.

ĐIỀU KIỆN VÀ THỦ TỤC XIN VISA PHÁP

Quý khách vui lòng chuẩn bị và hoàn tất hồ sơ theo danh mục dưới đây trước ngày khởi hành ít nhất 3 tuần.
Lưu ý: Tất cả các giấy tờ phải photo sao y bản chính, nếu không sao y bản chính thì khi nộp hồ sơ phải mang theo bản gốc để đối chiếu.
Các bản photo sao y bản chính phải nằm trên giấy A4 vàkhông được cắt nhỏ hay xếp thành cuốn (kể cả hộ khẩu, passport). 
A. HỒ SƠ CÁ NHÂN
1. Hộ chiếu bản gốc (còn hiệu lực ít nhất 3 tháng) + hộ chiếu cũ (nếu có) (photo tất cả các trang có mộc xuất nhập cảnh, visa và ký tên trên passport. Hộ chiếu phải còn ít nhất 2 trang trống liền kề nhau).  
2. 02 tấm hình phông trắng khổ 3.5cm x 4.5cm. Lưu ý: hình chụp không quá 6 tháng, mặt phóng to chiếm 80% tấm hình, Tóc không che lỗ tai, lông mày (đối với nữ tóc dài, khi chụp vui lòng vén tóc ra phía sau, nếu buộc tóc hoặc cài băng đô vui lòng không sử dụng những phụ kiện tóc có màu sắc sặc sỡ, hoa bướm), môi ngậm, không cười. Không đeo kính khi chụp hình. Ngoài ra, hình không được chụp giống với những hình mà có trong passport và trong Visa. Trường hợp nếu giống áo (đối với nam và nữ) hoặc giống kiểu tóc (đối với nữ), vui lòng thay áo và đổi kiểu tóc để tránh trường hợp giống những hình dán trong Visa và hộ chiếu.
Trường hợp Quý khách đưa sai hình hoặc không đúng với 1 trong những điều kiện trên
 sẽ phải nộp Phí Premium: 725.000 VND và phải chụp lại hình tại TLS là 150.000 VND/ 1 lần.

    
   
                        (Hình chuẩn)       
                                
3. Hộ khẩu thường trú (photo tất cả các trang có nội dung)
4. Giấy chứng nhận kết hôn. (Nếu có gia đình)
    Hoặc quyết định ly hôn. (Nếu ly hôn)
    Hoặc giấy xác nhận độc thân. (Nếu còn độc thân)
5. Giấy khai sinh (nếu đi cùng con)
6. Thẻ học sinh, sinh viên hoặc giấy xác nhận đang học tại trường có mộc và chữ ký của ban lãnh đạo trường.
    
Đơn xin nghỉ phép lý do đi du lịch có xác nhận của nhà trường (bản gốc)

    Bổ sung bản điểm, học bạ sao y công chứng (nếu có).
B. HỒ SƠ CHỨNG MINH CÔNG VIỆC
1. Đối với Quý khách hiện đang đi làm:
a) Hợp đồng lao động. (giấy xác nhận lương nếu trong hợp đồng không ghi mức lương cụ thể)
b) Đơn xin nghỉ phép lý do đi du lịch (bản gốc), quyết định bổ nhiệm (nếu có).
Trường hợp khách không có hợp đồng lao động thì cần có giấy xác nhận bản chính có mộc công ty đang công tác, chức vụ gì, mức lương bao nhiêu.
c) Xác nhận lương 3 tháng gần nhất (nếu nhận lương bằng tiền mặt/ sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất (nếu nhận tiền lương qua chuyển khoản ngân hàng).
2. Đối với Quý khách đang kinh doanh, buôn bán:
 Giấy phép đăng ký kinh doanh + Biên lai nộp thuế (nếu có phát sinh tiền thuế phải nộp)
3. Đối với Quý khách đã về hưu:
 Thẻ hưu trí sao y bản chính/ Sổ nhận lương hưu/ Quyết định nghỉ hưu
4. Đối với Quý khách là tăng ni/tu sĩ:
 Thẻ tăng ni/tu sĩ sao y bản chính + quyết định cho nghỉ phép.
5. Các nguồn thu nhập khác:
 Hợp đồng cho thuê nhà, xe, đất có công chứng (nếu có nhà, đất, xe cho thuê).
C. HỒ SƠ TÀI CHÍNH TÀI SẢN
1. Sổ tiết kiệm bản gốc và xác nhận số dư tài khoản ngân hàng bằng tiếng Anh bản gốc (giá trị ít nhất 200.000.000 VNĐ/Khách).
2. Chủ quyền nhà, đất, xe ô tô (nếu có).
D. BỔ SUNG THÊM HỒ SƠ VỀ PHÍA NGƯỜI MỜI ( NẾU XIN THỊ THỰC VỚI MỤC ĐÍCH THĂM THÂN)
- Thư mời từ phía bên Pháp (theo mẫu thư mời mà bên Pháp quy định)
- Hộ chiếu và thẻ thường trú của người mời tại Pháp.
- Thư mời viết bằng tay và có chữ ký gốc của đương đơn
- Bằng chứng mối quan hệ: hình ảnh (bắt buộc), tin nhắn, email (nếu có)
- Trong trường hợp có mối quan hệ ruột thịt vui lòng bổ sung thêm giấy khai sinh giữa người mời và người được mời
TRƯỜNG HỢP XIN VISA CHO TRẺ NHỎ KHÔNG CÓ BA MẸ CÙNG XIN HOẶC CHỈ ĐI CÙNG 1 TRONG 2 NGƯỜI:
- Giấy cam kết cho con đi du lịch có chữ ký của cha Hoặc mẹ và có xác nhận của địa phương.
- CMND của ba Hoặc mẹ (photo sao y bản chính)

Trên đây là điều kiện xin visa Pháp theo quy định của Lãnh sự. Tùy vào mỗi trường hợp, trong quá trình xét thị thực, lãnh sự có quyền yêu cầu bổ sung thêm bất kỳ giấy tờ nào của Quý khách nếu cần thiết.
Khi đặt lịch hẹn, bên công ty sẽ gọi điện thông báo ngày giờ, địa điểm để Quý khách lên nộp hồ sơ, lấy dấu vân tay, chụp hình. Quý khách vui lòng có mặt đúng giờ, nếu đến trễ sau giờ quy định, sẽ phải đóng phí premium: 725.000 VND, để được tiếp tục nộp hồ sơ trong ngày đã đặt lịch hẹn.
Các hồ sơ của trẻ vị thành niên, thanh niên độc thân là đối tượng Lãnh Sự Quán xem xét rất kỹ.

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2018

Làm truyền thông “giỏi” có cần những kỹ năng của người làm báo?


Xin thưa, là một chuyên gia truyền thông cần kỹ năng của 1 marketer và một copywriter hay nói tới đỉnh cao quý của nghề nghiệp chính là: Art Director. 
Đỉnh cao sáng tạo trong truyền thông  chính là đi kể một câu chuyện về thương hiệu trên nhiều khía cạnh, loại hình.

Nhà báo hay một tác giả (Author) có liên quan gì hay kế thừa gì với người làm quảng cáo!
1.Sếp báo hay Sếp quảng cáo nghĩ gì về truyền thông   
Sếp báo, luôn nghĩ quảng cáo thứ yếu, làm báo mới là chính yếu.
Sếp quảng cáo nghĩ rằng: ơ hay, hai công việc này có giống nhau ư? Chúng tôi đi tìm chân lý để tất cả mọi người tin vào sản phẩm và thương hiệu là câu chuyện hoàn toàn có thật.
Sếp báo cho rằng: 80% nhân sự đang làm nghề truyền thông gồm (PR, quảng cáo, nội dung) là từ báo ra! Nghĩ sao vậy? mà nói không liên quan.
Vậy OK! Sếp báo nói đúng. Sếp quảng cáo nói quá!
Vậy lính báo và Sếp báo cái nào quan trọng hơn? Sếp quyết định, lính thực thi. Cần cả 2 nhé mấy “chế” Quảng cáo.
2. Linh hồn của bài viết: Sở trường hay sở đoản
Nếu một dân làm báo sẽ chọn sở trường, vì mọi thứ được chia ra thành từng mảng miếng, “nước sông không phạm nước giếng”.
Nếu 1 tay  làm quảng cáo chuyên nghiệp sẽ cho rằng: Sở nào cũng làm được “trường” là dài. Đoản là ngắn thôi mà. Nói chung đụng là “quất”. Viết như chưa từng được viết.
Vậy ai giỏi hơn? Tạm nhớ về “sự tích bán chưng, bánh dày”, để ngẫm về ý định: Trời và đất cái nào sinh ra trước?!
Nhà báo làm quảng cáo có quyền lực. 
Nhà quảng cáo luôn dồi dào ý tưởng (Idea).
Lựa chọn quyền lực hay ý tưởng!
3. Chiến hữu hay cứ chiến rồi sở hữu cũng Ok
Nhà báo luôn xây dựng mối quan hệ trong nghề nghiệp một cách thận trọng! Vì làm báo tức là cần nhiều đến các nguồn tin, vì thế quan hệ là yếu tố sống còn với nghề!
Nhưng với nhà quảng cáo? Thì cứ chiến rồi mới hữu, tất cả là giá cả, hợp lý và phải đúng ý đồ của hình thức tuyền truyền.
Vậy, có bao giờ sự thành công của việc truyền thông đến từ nhà báo sẽ “dũng mãnh” hơn việc làm quảng cáo. Vì  “bán bà con xa mua láng giếng gần”.
4.“Trăm hay không bằng tay quen”
Ai cũng biết, làm PR giỏi thực chất là có qua hệ “sâu” và “rộng” với báo chí. Vì? “Giúp đăng bài này có địa chỉ để dẫn “backlink” nha” hay ở sao lại không cho thêm “1 ít số phone” vào?... Bài dài tý mà hữu nghị nha… Thực chất thì đây là một mối quan hệ “Threesome”:
Khách hàng + Doanh nghiệp + Thương hiệu = Nhà báo # Nhà quảng cáo # PR
Con đường  nào ngắn nhất đi đến giá trị của thương hiệu, đó chính là từ người làm quảng cáo đi đến nhà báo và xuất hiện trên trang báo.
Khách hàng thì luôn miệng: Báo giờ quảng cáo lố lắm, ai mà tin. Vậy muốn không lố thì mình phải hay trước cái đã.

5. Khúc dạo đầu từ nhà báo đến thông cáo báo chí: Lối đi nào cho em?

Với báo chí thì việc truyền thông cần nhiều màu sắc đa chiều từ thông cáo báo chí chứ không đơn chiều.
Với nhà quảng cáo hãy kể 1 câu chuyện qua thông cáo trước khi phát hành ra thị trường với 2 tiêu chí: chân thật và cảm xúc.

6. Một “mã số” thông tin chung
Một nhà báo biết làm truyền thông và 1 nhà báo thích câu chuyện thật?
Khác nhau, nhà báo biết làm truyền thông sẽ biết mọi thứ thành giá trị. 
Nhà báo thích câu chuyện thật vì muốn mọi người tin.
Một nhà quảng cáo tài ba là thích 2 thứ ấy đến cùng một lúc.
7.  Có nhiều đường đi, nhưng có 1 đường “thắng”
Nhà quảng cáo đã tin dùng các mạng xã hội vì nó: Ngon – bổ những chưa chắc rẻ?
Nhà báo vẫn tôn vinh giá trị lưu giữ vì nó được “bảo dưỡng” bởi thương hiệu uy tín? Ngon – bổ - giá trị - tất nhiên không rẻ!

Bởi, mọi giá trị để  tiệm cận được với công chúng, người tiêu  dùng thì cần phải có câu chuyện:

-câu chuyện  bằng chữ (bài viết, PR, Quảng cáo, phóng sự)

-câu chuyện bằng hình (video quảng cáo, video phóng sự…)

Thêm một mùa xuân sắp lại gần, dự định  của một doanh nghiệp với truyền thông và báo chí là gì? Hay liên hệ với chúng tôi, cho xuân thêm đĩnh đạc, hoành tráng và thành công. Chúng tôi có thể giúp gì?

§   Chúng tôi có thể tổ chức nghiên cứu thị trường và phân tích, xác định giai đoạn của thị trường và chỉ ra các xu hướng để giúp doanh nghiệp có một cái nhìn đầy đủ về thị trường. Từ đó xác định những cơ hội kinh doanh, những hiểm họa tiềm ẩn.
§  Chúng tôi có thể phân tích tình hình cạnh tranh trên thị trường. Xác định đâu là đối thủ chiến lược, đâu là các đối thủ khu vực, kèm theo là phân tích điểm mạnh điểm yếu của từng đối thủ cũng như là chiến lược của họ.
§  Chúng tôi có thể đánh giá tình hình nội tại của doanh nghiệp. Phân tích năng lực cạnh tranh, chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu. Đề xuất những hành động để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
§  Chúng tôi có thể phân tích chuỗi giá trị hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chỉ ra những cơ hội tối ưu hóa giá trị, cũng như những cơ hội phát triển.
§  Chúng tôi có thể đề xuất mô hình quản lý phù hợp với qui mô, đặc thù hoạt động của doanh nghiệp. Kể cả mô hình, giải pháp chuyển tiếp, nếu cần.
§  Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng định hướng cho chiến lược marketing, chiến lược thương hiệu, chiến lược sản xuất, chiến lược chuỗi cung cấp, chiến lược phân phối, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược bán hàng.
§  Chúng tôi có thể thảo luận với doanh nghiệp để đề ra các chương trình sáng kiến chiến lược, cùng với lộ trình thực hiện giúp doanh nghiệp áp dụng những cải tổ trong các phòng ban chức năng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
§  Chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn, với các chỉ tiêu tài chính, sản xuất kinh doanh chủ yếu.
§  Và chúng tôi có thể hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, phương thức đánh giá thành thích và hiệu quả.
§  ...
Tại sao chọn chúng tôi?
§  Chúng tôi có bề dày kinh nghiệm hoạch định chiến lược, đi kèm với những thành tích đóng góp cụ thể vào sự thành công của các tập đoàn hàng đầu thế giới.
§  Chúng tôi sử dụng những phương pháp, qui trình, công cụ đã được chứng minh hiệu quả trong thực tế chứ không chỉ từ lý thuyết trong sách vở.
§  Chúng tôi tiếp cận chiến lược như là một phần của hệ thống quản lý doanh nghiệp tiên tiến, chứ không chỉ là một công việc chuyên môn đơn 
§  61 Đường D5, F25, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Hotline 0932074939