BÌNH DƯƠNG THU HÚT SỰ QUAN TÂM CỦA NHIỀU NHÀ ĐẦU TƯ.

MỘT THÀNH PHỐ ĐƯỢC QUY HOẠCH THIẾT KẾ THEO CHUẨN QUỐC TẾ ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM.

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ MARKETING.

"Một bộ tài liệu hoàn chỉnh dành cho các trường giảng dạy kinh doanh hàng đầu về Marketing. Cung cấp kiến thức thiết yếu để cạnh tranh toàn cầu; Cải thiện lòng trung thành của khách hàng bằng cách sử dụng những kỹ thuật tiếp thị mới nhát".

MBA TRONG TẦM TAY - CHỦ ĐỀ QUẢN LÝ CHIẾN LƯỢC.

ục đích của cuốn MBA Trong tầm tay chủ đề quản lý chiến lược tái bản lần hai này tương tự như ấn bản đầu tiên: Cung cấp tư duy và khả năng thực hành tối ưu trong lĩnh vực quản trị chiến lược (hay chiến lược kinh doanh)

BÌNH DƯƠNG LÀ NƠI AN CƯ LẠC NGHIỆP LÝ TƯỞNG.

MỘT THÀNH PHỐ MỚI VỚI ĐẦY ĐỦ DỊCH VỤ, TIỆN ÍCH MANG TẦM ĐẲNG CẤP.

ƯỚC MƠ AN CƯ LẠC NGHIỆP TẠI VÙNG ĐẤT AN LÀNH SẼ THÀNH HIỆN THỰC.

HÃY ĐẦU TƯ VÀO BÌNH DƯƠNG VÌ TƯƠNG LAI CỦA BẠN VÀ GIA ĐÌNH MÌNH.

Thứ Hai, 12 tháng 8, 2013

Mối quan hệ hai chiều giữa nhãn hiệu và nơi khởi nguồn của nó

Quần Jean Pepe London, Custo Barcelona và nước khoáng Evian (đặt theo thị trấn của Evian-les-Bains) chỉ là một vài ví dụ của việc làm thế nào các nhãn hiệu lớn dựa vào nơi được đặt tên có thể tạo ra những thương hiệu cạnh tranh hơn. Theo Gildo Seisdedos, giáo sư tại Instituto de Empresa, và Cristina Mateo, một nhà tư vấn tại Hội đồng thành phố Madrid, những người gần đây đã nghiên cứu về sự đóng góp mà những nhãn hiệu dựa vào địa danh khiến cho việc quản lý thành công trên thị trường toàn cầu thì mối quan hệ này đến cả từ hai hướng. Bản nghiên cứu “Commercial and Place Brands, a Two-way Road”, được tiến hành với 3000 nhãn hiệu từ hơn 50 quốc gia có tên trong các báo cáo của Interbrand, một hãng tư vấn hàng đầu quốc tế. Báo cáo của họ đã nghiên cứu gần 100 trường hợp. Còn theo như phần đầu của bản nghiên cứu, các tác giả đã giải thích với Universia-Knowledge@Wharton rằng họ vừa phát triển một ma trận có liên quan đến “cảm xúc đối với nơi được đặt tên – thể hiện là trục hoành của ma trận – và việc thấy được nhãn hiệu đó trên thị trường là trục tung của ma trận đó.” Theo cách đó, họ đã giải thích rằng: “chúng tôi đã tạo ra một trục tọa độ mà trên đó chúng tôi có thể xác định hiệu quả vị trí từng nhãn hiệu toàn cầu.”

Bản chất của một nhãn hiệu

Những tác giả đó, họ nghiên cứu kỹ nguồn gốc của những nhãn hiệu thương mại cũng như những vị trí địa lý được trở thành tên gọi của nhãn hiệu. Bản nghiên cứu của họ giải thích được làm thế nào mà mối quan hệ hai chiều đó lại tồn tại mãi qua cả lịch sử. Seisdedos và Mateo giải thích rằng sự trôi qua của thời gian không hề có bất kỳ ảnh hưởng cơ bản nào lên bản chất tự nhiên của việc đặt nhãn hiệu. Mục đích lịch sử quan trọng của việc đặt nhãn hiệu chỉ là để xác định được ai hoặc vị trí nào là nơi khởi nguồn của một sản phẩm. Các tác giả khẳng định với chúng tôi rằng: “giá trị của một nhãn hiệu không chỉ được nhận biết bởi những người tiêu dùng, những người sẽ thưởng cho các nhà sản xuất tốt nhất bằng chính lòng trung thành của họ, mà còn bởi chính những nhà sản xuất, những người đã ý thức được rằng những nhãn hiệu của họ phải biểu trưng cho những sản phẩm chất lượng tốt” đã có từ xa xưa rồi.

Cũng theo các chuyên gia, một nhãn hiệu hùng mạnh luôn có được một lợi thế cạnh tranh hết sức ý nghĩa cũng như vô cùng khó khăn cho những đối thủ nhái theo nó. Tuy nhiên, càng ngày càng khó tìm được những sản phẩm hay dịch vụ mà thực sự độc tôn. Ngày nay, hầu hết sự đổi mới đều xuất phát từ những thay đổi rất nhỏ về mẫu mã, giá cả và chất lượng sản phẩm. Và để thành công, bạn phải nhấn mạnh được sự lôi cuốn đầy cảm xúc về nhãn hiệu của bạn, mà như thế thì nó đòi hỏi phải có một sự đầu tư nghiêm túc về tiếp thị.

Tuy nhiên, sự tương xứng kinh tế của các nhãn hiệu đều được nhân lên rất nhiều lần bởi các nhãn hiệu luôn được đánh giá như các tài sản thực sự so với những tài sản chung khác của công ty. Lấy ví dụ như các tác giả đã giải thích sức mạnh của Coca Cola. Giá trị của nhãn hiệu này được ước tính hơn 65 tỉ đô la, hoặc thậm chí còn hơn một nửa số vốn hoạt động của công ty này. Đó là bởi vì một nhãn hiệu hùng mạnh có thể tạo ra một vòng quay tiền mặt được dự đoán nhiều hơn nhờ vào việc quảng cáo lòng trung thành của người tiêu dùng.

Các chuyên gia cũng nói rằng các nhãn hiệu tốt được xây dựng dựa trên niềm tin của những người tiêu dùng thì chúng sẽ không bị lãng quên. Vậy nên, các tác giả cho rằng: những tổ chức, công ty và cả những địa danh hy vọng phát triển được thành công nhãn hiệu của riêng mình thì cần phải biết làm thế nào để xây dựng được một nhãn hiệu luôn luôn hấp dẫn những người mua bởi đáp ứng được các mong muốn của họ.

Vai trò của địa danh trong các nhãn hiệu kinh doanh

Ở một khía cạnh khác, các địa danh cũng trở thành những đặc tính quan trọng đối với một nhãn hiệu thương mại nổi tiếng, bởi sự phát triển kinh doanh trong một lĩnh vực cụ thể thường được tập trung chủ yếu chỉ vào trong một thành phố hoặc một vùng riêng biệt. Có lẽ ngành kinh doanh rượu vang là ví dụ rõ ràng nhất về việc làm thế nào mà tên một địa danh có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo dựng nhãn hiệu, bởi chúng ta mua một chai Roija (một nhãn hiệu địa danh) chứ không phải là một chai Ramon Bibao (một nhãn hiệu thương mại). Thế nên một số người đã gọi chất lượng về tên địa lý này là một “nhãn hiệu chung”. Mô hình Địa Trung Hải cũng đang được áp dụng ở Pháp, Ý, và cả Tây Ban Nha. Còn ở các nước nói tiếng Anh, chẳng hạn như Mỹ và Úc, thì hệ thống xây dựng nhãn hiệu đó hoạt động theo một cách hoàn toàn khác, bằng cách kết hợp nhãn hiệu thương mại và tên của quốc gia được bắt nguồn từ khu vực đó. Ví dụ như “Nó là một chai rượu vang của Úc mang nhãn hiệu Cloudy Bray.”

Và cũng bởi sự toàn cầu hóa mà những thay đổi trong các quá trình sản xuất cũng vừa làm thay đổi cách mà các nhãn hiệu thương mại sử dụng khái niệm về lãnh thổ. Những huyền thoại về sự đổi mới công nghệ lan tỏa khắp thung lũng Silicon, California, đang củng cố cho những nhãn hiệu như Google, Cisco và Apple. Nhưng những sản phẩm và dịch vụ này đã được tạo ra trong một mạng lưới toàn cầu về tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực.

Để minh họa cho mối quan hệ mới giữa các nhãn hiệu với địa danh, bạn chỉ cần lật lại đằng sau một chiếc iPod, bạn sẽ đọc thấy: “Được thiết bởi hãng Apple ở California, được sản xuất tại Trung Quốc”. Trong trường hợp này, nói theo các tác giả thì: “nhãn hiệu được địa danh hỗ trợ và ngược lại. Chúng tự nuôi lẫn nhau và có một nhân tố khác làm cho sự phức tạp lớn hơn. Đề cập tới trong trường hợp này là ‘được sản xuất tại Trung Quốc’.”

Như vậy là mối quan hệ giữa các nhãn hiệu và tên địa danh vừa thay đổi theo những thuộc tính về phía các địa danh. Vì vậy mà họ đã viết trong nghiên cứu của mình rằng: “Cho tới tận lúc này, rõ ràng ‘được sản xuất tại Trung Quốc’ chưa được nhận thức theo một cách tin cậy, nhưng trong tương lai ‘được sở hữu bởi Trung Quốc’ có thể ngày càng trở nên gia tăng hợp lý đối với các nhà tiếp thị khi đưa ra một viễn cảnh rằng nơi đó có thể có tới 50 công ty Trung Quốc lọt vào danh sách 500 công ty toàn cầu do tạp chí Fortune bình chọn. Và đôi khi, đó lại là điều mà chính phủ Trung Quốc háo hức muốn đạt được.”

Nguồn gốc của những nhãn hiệu dựa theo địa danh

Theo như bản nghiên cứu, việc sử dụng các địa danh với mục đích xây dựng nhãn hiệu thì có từ rất lâu rồi. Thậm chí những nền văn minh cổ đại như Đế chế La – mã đã đóng vai trò như những thương hiệu theo các giá trị văn hóa, những nét đồng nhất và cả quyền lực của nó. Thỉnh thoảng, một hình ảnh nhân tạo về một địa danh có thể xây dựng nên được cả một sự thống nhất xuyên suốt lịch sử. Những địa danh đóng vai trò như các nhãn hiệu bởi vì mọi người đều muốn tự hào về nơi xuất xứ của mình. Vậy nên các tác giả đã nói rằng: “Lẽ tất nhiên là việc nhân lên hình ảnh của các thành phố, các nền văn hóa và cả những sự trải nghiệm đều trở thành thành phần quan trọng nhất của toàn bộ quá trình xây dựng nhãn hiệu.”

Trong suốt thế kỷ 19, chính quyền mới được lập nên của các nước đều sử dụng tất cả quyền lực để thống nhất các ngôn ngữ và những tôn giáo của họ, và cũng để tạo ra ý thức về sự thống nhất quốc gia xuyên suốt thông qua phương tiện như nền giáo dục quốc gia được chuẩn hóa. Và trong hoàn cảnh này, các tác giả đã nhận xét rằng: “việc tạo dựng nên một sản phẩm bắt nguồn từ một đất nước đã trở nên rất quan trọng, và điều đó vẫn còn giữ nguyên giá trị tới tận ngày hôm nay”.

Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, một trật tự toàn cầu mới đã nổi lên và những đối thủ cạnh tranh mới cũng đã xuất hiện trong bối cảnh đó. “Nó trở nên rõ ràng rằng thế giới đã sắp bị thống trị bởi một số quốc gia đã có được một lợi thế cạnh tranh mà không chỉ vì những nguồn tài nguyên thiên nhiên lâu đời của chúng. Khi không phải tất cả mọi nước đều có thể cạnh tranh trong mọi lĩnh vực và ngành kinh doanh thì chúng sẽ cạnh tranh với nhau bằng cách tập trung vào những ngành kinh doanh cụ thể và các phân khúc thị trường.” Và trên thực tế, các tác giả giải thích rằng: ”Hình như, một số công ty mà đã đổi mới hầu hết đều đến từ những quốc gia có nét đặc trưng riêng chứ không nhất thiết là phải từ những quốc gia khác nữa. Đó chính là lý do vì sao chúng tôi lại bị cuốn vào việc tìm hiểu vai trò của những tên địa danh trong việc xây dựng các nhãn hiệu thương mại đến như vậy.”

Các tác giả cũng đã phát triển một mô hình có liên quan tới mức độ mà một nhãn hiệu theo tên địa danh được sử dụng như một nhãn hiệu thương mại theo sự phổ biến của chính thị trường đích của nhãn hiệu đó. Và một ví dụ có liên quan đó là nước Pháp. Quốc gia này đã trở thành một thương hiệu thông qua lễ hội mà nó vẫn thường tổ chức – đó là lễ hội mùi hương. Lẽ dĩ nhiên, giờ đây khi nhắc tới Pháp người ta luôn coi đó là biểu tượng của vẻ đẹp và “sự quyến rũ”.

Mối quan hệ giữa lãnh thổ và nhãn hiệu

Trong ma trận của mình, các tác giả đã xác định được bốn loại quan hệ giữa các nhãn hiệu thương mại, hay nói một cách khác đó là cách mà các nhãn hiệu đã sử dụng tên các địa danh để củng cố cho chính chúng. Đầu tiên, đó là những thương hiệu “đang nổi” được cạnh tranh trên hầu hết các thị trường và không phụ thuộc vào bất kỳ tên địa danh nào để làm mạnh cho nhãn hiệu của chúng. Những nhãn hiệu đó được đặt vào góc tọa độ phía trên bên trái của ma trận. Các tác giả viết rằng: “Một ví dụ về điều này đó chính là Zara, đó là nhãn hiệu Tây Ban Nha duy nhất xuất hiện trong các báo cáo của Interbrand mà không hề nhắc tới việc ‘thuộc Tây Ban Nha’ của nó. Và nếu bạn có hỏi những người không ở Tây Ban Nha rằng xuất xứ của Zara ở đâu thì trong nhiều trường hợp mọi người chẳng thể trả lời nổi câu hỏi này.”

Tại sao lại như vậy? Tại thời điểm này theo nghiên cứu của họ, các tác giả có thể mới chỉ phỏng đoán. Giải thích cho quan điểm này chỉ có thể bằng những bằng chứng về địa lý, họ cho rằng: “Vùng đất Tây Ban Nha, cho tới bây giờ, từng được đề cập tới thông qua các bức ảnh Tây Ban Nha khá khuôn sáo (chẳng hạn như mặt trời và các bãi biển). Và ở mức độ thiết kế và trong những lĩnh vực cụ thể, có lẽ nó không thực sự phù hợp để phụ thuộc vào hình ảnh đó của Tây Ban Nha.” Chắc chắn, các nhãn hiệu như Custo Barcelona trong lĩnh vực may mặc thực sự đang bắt đầu tạo ra việc sử dụng các địa danh cụ thể để củng cố cho những nhãn hiệu của họ, cho dù những địa danh đó chỉ là một quốc gia, một thành phố hoặc một khu vực cụ thể.

Ngược lại với Zara, có một phân loại các nhãn hiệu khác được biết đến như “các vị đại sứ”. Những nhãn hiệu đó cạnh tranh ở thị trường nước ngoài nơi chúng sử dụng nhãn hiệu địa danh với một cảm xúc lôi cuốn mạnh hơn, và chúng có thể được tìm thấy ở góc tọa độ phía trên bên phải trong ma trận của các tác giả. Một ví dụ ngay cho trường hợp này đó chính là IKEA, nó cạnh tranh ở mức độ toàn cầu nhưng luôn nhắc tới xuất xứ Thụy Điển của mình; biểu tượng tập đoàn của nó thậm chí còn sử dụng màu của lá cờ Thụy Điển. Một kiểu nhãn hiệu khác thì được gọi là “các nhóm quý tộc”. Những nhãn hiệu này được hỗ trợ ngang nhau nhờ các giá trị kết hợp với một tên địa danh cụ thể, nhưng chúng lại có một chiến lược phù hợp, và sự phổ biến thị trường của chúng thì hẹp hơn là của “các vị đại sứ”. “Các nhóm quý tộc” được đặt ở góc tọa độ phía dưới bên phải của ma trận. Chiến lược xây dựng thương hiệu của chúng là dựa vào những điều liên quan tới “các yếu tố đồ họa thị giác chẳng hạn như biểu tượng, tên tập đoàn, và cả vào việc nhãn hiệu đó được giới thiệu tới công chúng như thế nào trong việc quảng cáo, trên trang web, tóm lại là tất cả”.

Hai công ty Tây Ban Nha cùng thuộc nhóm phân loại này đó chính là Osborne, một hãng sản xuất rượu vang và rượu ban-đi (rượu mạnh) của Tây Ban Nha, và Lladro - đại diện cho mọi thứ về Andalucia. Theo các tác giả, trong một số trường hợp thì: “chiến lược xây dựng nhãn hiệu của ‘nhóm quý tộc’ có thể là hướng tốt để cạnh tranh, và bạn có thể không muốn chuyển nó thành một chiến lược có một thị trường lớn hơn. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nếu bạn muốn nhãn hiệu của bạn có được sự hiện diện trên thị trường nước ngoài thì bạn có thể đẩy sự kết hợp của nó với một địa danh cụ thể để theo được với một thị trường lớn hơn.”

Một phân loại các nhãn hiệu khác nữa được gọi là “những kẻ giả mạo”. Chúng cũng có một phạm vi hoạt động hẹp nhưng chúng không khẳng định lãnh thổ nguồn gốc của mình. Chúng nằm ở góc tọa độ phía dưới bên trái của ma trận. “Một ví dụ đó là một nhãn hiệu về những thời trang thuộc Andalucia được biết đến là Vittorio y Lucchino, trông nó dường như là một nhãn hiệu của Ý nếu bạn chỉ đơn thuần nhìn vào tên nhãn hiệu bằng tiếng Ý của nó. Công ty làm thế bởi vì nước Ý vừa được sử dụng kết hợp với những giá trị cụ thể, và bản thân nước Ý hầu như đại diện cho phong cách đó.” Cho tới tận bây giờ, không phải “Spain” mà cũng không phải “Andalucia” gợi lên được phong cách giữa những người tiêu dùng, vì vậy mà những người bán lẻ thời trang Tây Ban Nha vừa sử dụng cách tiếp cận khác để xây dựng nhãn hiệu. Tuy nhiên, các tác giả cũng giải thích rằng: “Chúng tôi vừa thấy được điều chủ yếu giành cho các nhãn hiệu tham gia thị trường Mỹ. Điều này có thể trả tiền cho các nhãn hiệu nếu chúng tạo ra được một nhãn hiệu dựa trên tên một địa danh Tây Ban Nha hoặc ít nhất là sự mở rộng của cái khác. Và trong trường hợp của Vittorio y Lucchino – một nhãn hiệu quá tinh quái – thì nó có thể được sử dụng là ‘Seville,’ ‘Andalusia’ hoặc ‘Spain’.”

Phong cảnh luôn thay đổi

Liên quan tới những quốc gia “mới nổi”, các tác giả viết rằng: “các quốc gia đó đều rất nhận thức rằng họ sẽ phải phụ thuộc vào việc xây dựng nhãn hiệu thương mại bởi vì cách tiếp cận đó sẽ là một loại con dấu kiểm duyệt các sản phẩm của họ.” Một ví dụ đó chính là Hàn Quốc, quốc gia sau cùng được mời tới ARCO, một lễ hội nghệ thuật hiện đại ở Madrid. Hàn Quốc đã phát động một chiến dịch quảng cáo mà theo đó, chủ tịch của Samsung – một công ty của Hàn Quốc, đã mời người Tây Ban Nha tham gia ARCO để hiểu biết hơn về Hàn Quốc. Phu nhân của vị chủ tịch cũng có mặt trong chiến dịch quảng cáo đó. “Chúng tôi đang nhận thấy rất nhiều sáng kiến thú vị hướng vào việc thu hút các khoản đầu tư và quyền lợi ở những quốc gia mới nổi, chẳng hạn như Hàn Quốc.” Một ví dụ khác nữa đó là Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đang cố gắng thu hút đầu tư trong các công ty đang có mặt ở Thổ Nhĩ Kỳ chứ không nhất thiết phải là của người Thổ Nhĩ Kỳ gốc. Và trong trường hợp này, việc quảng cáo được thực hiện bằng những nhãn hiệu toàn cầu thay đổi theo thị trường mà từ đó Thổ Nhĩ Kỳ muốn thu hút đầu tư. Nên ở Tây Ban Nha, khẩu hiệu quảng cáo của họ là “Mango Loves Turkey”.

Khi một công ty không làm được tốt công việc quản lý các mối quan hệ giữa các nhãn hiệu kinh doanh cùng các địa danh của nó thì “nó có thể kết thúc việc trở thành một kinh nghiệm buồn đối với chính quốc gia đó”, các tác giả cảnh báo như vậy. Bởi khi càng ngày càng nhiều nhãn hiệu sản phẩm thương mại cũng như việc phân chia lãnh thổ chính những nhãn hiệu đó theo mốt để trở thành các thương hiệu, thì có nghĩa càng ngày chúng càng phải được nhận thức về những liên quan của việc sử dụng những nhãn hiệu theo lãnh thổ một cách hẹp hơn. “Giống như Real Madrid (tên một đội bóng) đã trở thành một nhãn hiệu ‘vị đại sứ’, hoặc Air Madrid (đã xây dựng nhãn hiệu của mình khắp thành phố thủ đô của Tây Ban Nha). Tuy nhiên, năm 2006, Air Madrid đã bị phá sản và hãng hàng không này nên cân nhắc kỹ xem khi một công ty lại đăng ký với một cái tên chẳng hạn như Madrid thì kết quả có thể hóa ra cũng buồn chăng, và như thế thì không chỉ cho công ty đó mà còn cho cả địa danh đó. Vậy nên việc đánh giá bên ngoài sẽ cho chúng ta một lời khuyên hành động”, các tác giả giải thích. Còn “bản nghiên cứu nhỏ của chúng tôi mới chỉ xem xét được những liên quan về việc xây dựng nhãn hiệu thương mại và các nhãn hiệu theo tên địa danh hiện nay. Và chúng tôi cũng vừa có được một cái nhìn tốt hơn trong việc phân loại các nhãn hiệu thương mại nhờ mối quan hệ giữa nguồn gốc đặt tên và các hoạt động của chúng trên thị trường. Tuy nhiên, đây là một thị trường luôn thay đổi, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu khốc liệt như hiện nay, nơi mà các địa danh mới và các nhãn hiệu mới liên tục xuất hiện. Thế nên, mối quan hệ giữa các thị trường và chiến lược sử dụng các tên địa danh sẽ đưa ra cho chúng ta một số lựa chọn chiến lược hấp dẫn trong một môi trường như vậy.”

Nguồn tin: bwportal.com.vn

Bí quyết marketing dịch vụ

Hiện nay, trong vòng một tuần lễ, gần như phần lớn người tiêu dùng tại các thành phố lớn ngày nay không thể không sử dụng ít nhất là một dịch vụ từ các công ty khác nhau. Cho dù ghé qua tiệm rửa xe, sơn sửa văn phòng hay sửa chữa chiếc máy giặt, họ đều cần đến một dịch vụ từ các nhà cung cấp. Việc duy trì những mối quan hệ khách hàng mạnh mẽ được xem là chìa khoá tạo dựng thành công của các nhà cung cấp này.

Khi sử dụng một dịch vụ nào đó, đa phần người tiêu dùng cảm thấy họ sẽ rủi ro hơn so với việc mua một sản phẩm hữu hình. Điều này là tự nhiên khi mà sản phẩm là hữu hình trong khi dịch vụ lại vô hình. Tâm lý chung là khách hàng không biết hết được mình sẽ nhận được những gì từ một dịch vụ cho đến khi họ bỏ tiền ra và thử nghiệm dịch vụ đó.

Trong hoạt động marketing nói chung, marketing dịch vụ làm một khía cạnh khá khác biệt so với marketing các sản phẩm thông thường. Hai chữ "dịch vụ" hàm ý tới những mối quan hệ giao tiếp mang tính cá nhân hơn. Hiểu theo nghĩa nào đó, marketing dịch vụ chính là marketing những cam kết, hứa hẹn của doanh nghiệp sẽ cung cấp cho người tiêu dùng một vài lợi ích nào đó.

Và nếu công ty của bạn đang cung cấp những sản phẩm dịch vụ vô hình, một chiến dịch marketing với những yếu tố thích hợp nhằm xây dựng các mối quan hệ bền vững là vô cùng thiết yếu cho thành công.

1) Để các khách hàng biết rõ bạn

Những mối quan hệ tốt được xây dựng trên cơ sở lòng tin. Vì vậy, việc các khách hàng mong muốn biết nhiều nhất có thể về công ty bạ,n về những con người bên trọng đó là điều gì đó hết sức tự nhiên.

Đặc biệt, người tiêu dùng nữ giới thường tìm kiếm những thông tin sâu hơn khi quyết định lựa chọn một công ty hay một dịch vụ, và số đông khách hàng cả nam lẫn nữ thường tiến hành tìm hiểu qua mạng internet trước khi ra quyết định sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp nào đó. Xây dựng trang web công ty là cách thức thông minh và hiệu quả để truyền tải những thông tin sâu rộng về hoạt động dịch vụ của bạn.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những nhà cung cấp website với nhiều giao diện bắt mắt và dễ sử dụng. Trên trang chủ, hãy thể hiện các lợi ích của dịch vụ bạn cung cấp không kém gì một catalog in ấn nghiêm chỉnh của công ty bạn. Hãy đưa lên trang web các câu truyện về công ty, các hình ảnh và tiểu sử đội ngũ nhân viên,.... Và cho thấy công ty của bạn có thể cung cấp đúng những gì đã cam kết như thế nào qua các nhận xét của khách hàng hiện tại, các bài báo,....

2) Cạnh tranh dựa trên giá trị

Điều gì sẽ khiến các khách hàng lựa chọn công ty bạn hay các đối thủ cạnh tranh của bạn? Hầu hết sẽ lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ nào đưa ra được những giá trị lớn nhất cho đồng tiền của họ.

Trong nhiều thị trường cạnh tranh, không có sự khác biệt về giá cả giữa những đại gia lớn nhất. Vì vậy, cách thức tốt nhất để dành phần thắng kinh doanh không phải cắt giảm giá cả mà chìa khoá nằm ở việc bổ sung thêm các sản phẩm hay dịch vụ giúp nâng tầm chào mời của bạn, khiến các chào mời trở nên hấp dẫn không thể chối từ được. Đó được gọi là "bọc gói" (bundling).

Hãy dành thời gian để phát triển các gói dịch vụ của bạn mà bạn biết chắc rằng sẽ lôi cuốn các khách hàng. Bạn có thể thử nghiệm nhiều lời chào khác nhau cho đến khi thấy được những gì hiệu quả nhất, sau đó định kỳ sửa đổi chúng để các ý tưởng của bạn không ngừng tươi mới.

3) Thu hút khách hàng bằng những khích lệ

Những khách hàng nào có được các trải nghiệm tích cực với dịch vụ của công ty bạn trong quá khứ sẽ hạnh phúc quay trở lại. Nhưng việc cám dỗ các khách hàng mới đòi hỏi một chào mời đặc biệt hơn.

Các doanh nghiệp cung cấp những dịch nhà cửa như sơn sửa, dọn dẹp thảm, sửa chữa điều hoà,...có thể có được nhiều lợi ích bằng việc gửi các phiếu giảm giá, khuyến mại hay miễn phí cho những dịch vụ khác có liên quan.

Các phiếu này có thể gửi tới khách hàng trong từng lần cung cấp dịch vụ hoặc gửi đồng loạt qua bưu điện.

Vì những kết quả dài hạn, bạn cần tạo dựng những chào mời đặc biệt sẽ khích lệ các khách hàng mới để có được nhiều hơn những lần sử dụng dịch vụ khác nhau từ khách hàng.

4) Giữ liên lạc với khách hàng

Việc giữ chân một khách hàng cũ ít tốn kém hơn nhiều so với việc tìm kiếm được một khách hàng mới, vì vậy việc duy trì một chiến dịch để kết nối liên tục với các khách hàng hiện tại là hết sức cần thiết.

Trên thực tế, nếu bạn không liên lạc với các khách hàng trong cơ sở dữ liệu của bạn ít nhất một lần trong bốn đến sáu tuần, bạn đang lỡ mất cơ hội tăng trưởng kinh doanh.

Hãy sử dụng phối kết hợp các chiến thuật bán hàng và marketing để giữ liên lạc với các khách hàng, chẳng như các cuộc gọi bán hàng xen kẽ với những email hay thư bưu điện quảng cáo. Thay vì gửi đi duy nhất một giao tiếp trong một chào hàng nào đó, hãy rải rác các giao tiếp của bạn với khách hàng trong các email định kỳ hay những giao tiếp khác miễn là các thông tin giá trị và thích hợp.

Bạn cũng nên có thói quen định kỳ sử dụng các giao tiếp tiếp thị để đề nghị khách hàng giới thiệu bạn với người khác. Ví dụ, bạn có thể gửi đi các câu truyện thành công và đề nghị người nhận gửi chuyển tiếp nó tới bạn bè và gia đình của họ - những người cũng thích có được các kết quả tương tự.

Bằng việc cung cấp các thông tin sâu rộng về công ty bạn cho các khách hàng mới và những chào mời lẫn giao tiếp không ngừng tới những khách hàng hiện tại, bạn sẽ tạo ra một chiến dịch tương tác giúp xây dựng thành công những mối quan hệ khách hàng vững bền.

Nguồn tin: bwportal.com.vn

Tám lỗi nghiên cứu từ khóa đang làm bạn tốn tiền

Một trong những lý do khiến tiếp thị tìm kiếm trở nên quá hiệu quả đó là nó chuyển được thông tin về các sản phẩm và dịch vụ tới những người đang tích cực tìm kiếm chúng. Những người đó nhập những cụm từ tìm kiếm vào trong một công cụ hỗ trợ tìm kiếm và công cụ đó sẽ cung cấp các trang web cũng như những quảng cáo có liên quan tới những cụm từ đó.
Sự sắp xếp này rất có lợi cho người sử dụng do họ được cung cấp cái họ muốn đồng thời có thể đem lại lợi nhuận cho công ty đang bán những hàng hóa đó bởi các sản phẩm của họ đều được đưa ra trước những người mua hàng có chủ đích vì vậy mà tiềm năng bán được hàng là khá cao.Thành công của tiếp thị nghiên cứu phụ thuộc vào việc liệu những từ khóa mà người tìm kiếm nhập vào trong hộp thoại truy vấn có phù hợp với những từ khóa mà công ty đó vừa nhắm tới theo các chiến dịch trực tuyến của họ hay không. Nếu công ty bán hàng đó xác định được hợp lý các từ khóa mà một người tìm kiếm có thể sử dụng để tìm các sản phẩm thì sau đó là cơ hội tốt cho một cuộc mua bán sẽ xảy ra.
 
Quy trình nhận dạng các từ khóa được thực hiện bằng những cái bẫy mà có thể làm giảm tính hiệu quả của các chiến dịch trực tuyến. Dưới đây là tám lỗi phổ biến các công ty thường gây ra trong việc lựa chọn những từ khóa cho các chiến dịch của họ. 
 
1. Nhắm vào những từ khóa mà mọi người không bao giờ sử dụng 
 
Bạn không phải tìm đâu xa trên trang web để tìm những cụm từ các công ty nhắm tới mà những người truy cập nhập chẳng bao giờ nhập vào một công cụ hỗ trợ tìm kiếm.
 
Có một số cách làm cho lỗi này có thể tự hiện ra. Nhưng cách phổ biến nhất là khi một công ty chọn những từ khóa từ chuyên ngành nội bộ mà họ chỉ sử dụng trong phạm vi công ty trong khi lại hoàn toàn xa lạ với thế giới bên ngoài. 
 
Thậm chí hầu hết những người tỉnh táo như chúng ta cũng có thể bị rơi vào cái bẫy này. Đó là do chúng ta thường sử dụng những từ ngữ này hàng ngày trong vốn từ ngữ của mình, vì thế chúng đã ăn sâu vào suy nghĩ của chúng ta đến nỗi chúng ta quên mất thực tế rằng những người khác không hề quen với những ngôn từ đầy tính tập thể nội bộ này. Và trong nhiều trường hợp công ty còn đang phải trải qua một dạng “cận thị”, nghĩa là họ quá quen với những sản phẩm tới mức họ không nhận thấy rằng những người khác có thể dùng tên khác để gọi những sản phẩm đó.
 
Một hoàn cảnh khác đó là những từ khóa tối nghĩa được nhắm tới làm cho nó trở nên mờ mịt hơn. Mặc dù hầu hết những công ty tiếp thị tìm kiếm đều trung thực và chỉ muốn tốt nhất cho các khách hàng thế nhưng vẫn có một số hãng sử dụng tối ưu hóa công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Search Engine Optimization - SEO) thiếu trung thực chủ ý chọn những cụm từ khóa rất khó hiểu đến mức họ có thể đảm bảo việc xếp hạng dựa vào những cụm từ đó. Căn bản là những từ khóa tối nghĩa thường ít bị cạnh tranh nên hãng sử dụng SEO đều có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ của mình. 
 
Họ nói với khách hàng rằng: “chúng tôi sẽ nhận ra bạn nếu bạn xếp hạng cho cụm từ X” – và thường cụm từ mới nghe có vẻ hay. Còn người khách hàng tin tưởng đã đồng ý chọn cụm từ đó mà không nhận ra rằng cụm từ đó sẽ không bao giờ nhận được bất kỳ lưu lượng truy cập hoặc mang lại những cuộc trao đổi nào.
 
Các chuông báo động thường bị biến mất trong suy nghĩ của bạn nếu hãng SEO của bạn luôn khẳng định có sự đảm bảo. Vì vậy, hãy yêu cầu hàng loạt các từ khóa phổ biến mà họ đang lựa chọn, kiểm tra những từ khóa theo kiểu thanh toán theo lần nhấp chuột (Pay Per Click - PPC) để có được dữ liệu thực hiện thực tế, sau đó hãy quyết định xem liệu từ khóa đó có đáng để tiếp tục sử dụng trong tiếp thị có hệ thống hay không. 
 
2. Lúng túng giữa tính phổ biến với tính phù hợp của từ khóa 
 
Các công cụ từ khóa chuyên nghiệp như KeywordDiscovery và WordTracker đều là những công cụ nổi tiếng trong việc chuyển sự thấu hiểu thành lưu lượng truy cập tiềm năng của những cụm từ tìm kiếm. Đây là thông tin hữu ích khá quan trọng mà đôi khi nó được coi như một tiêu chuẩn để phân tán được tỷ lệ. Những sự cân nhắc khác như tính thích hợp, mục đích người sử dụng và cả tính cạnh tranh của một cụm từ cũng hay bị bỏ qua. 
 
 
Điều phải luôn ghi nhớ đó là nhiều cụm từ phổ biến cũng mang tính cạnh tranh cực cao khiến những cụm từ phổ biến sáng giá đó trở thành một lựa chọn tốn kém. Giá bỏ thầu PPC sẽ cao hơn và viêc đạt được một vị trí hệ thống cao sẽ đòi hỏi nhiều sản phẩm hơn bởi ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh đều nhắm vào cụm từ đó. Một phương pháp dự phòng, đặc biệt đối với một doanh nghiệp nhỏ muốn theo đuổi nhiều hướng, là những cụm từ càng liên quan thì càng ít phổ biến, nhưng lại trở thành những lựa chọn tốt hơn do họ biết chuyển đổi tốt hơn. 
 
3. Không xem xét kỹ mục đích người sử dụng trong sự lựa chọn từ khóa 
 
Việc lựa chọn những từ khóa tốt đòi hỏi khả năng nắm bắt được suy nghĩa của người sử dụng để biết được họ muốn cái gì và khi nào thì nhập vào cụm từ đó.
 
Cụm từ mà một người sử dụng nhập vào phải khá thích hợp với trạng thái suy nghĩ của người sử dụng và nơi họ tham gia vào quy trình mua hàng. Lấy ví dụ như qua cụm từ tìm kiếm về “car reviews” (xem qua xe hơi) có thể chỉ ra rằng người tìm kiếm đó đang ở trong quá trình tìm kiếm và đang có ý định so sánh mặt hàng đặt mua. Tương tự thế nếu một người tìm kiếm nhập vào “fast auto financing” (mua xe nhanh) thì rõ ràng là anh ta thực sự muốn mua xe ngay bởi anh ta cần một chiếc xe đời mới để đi chơi cuối tuần. 
 
4. Chọn những từ khóa chỉ độc một từ 
 
Thật hiếm khi những cơ hội dành cho chỉ độc một từ lại là một lựa chọn tốt cũng như điều này chỉ xảy ra chủ yếu ở những trang có tiềm năng lớn. Nếu bạn là Maytag thì từ khóa đơn “washer” (máy giặt) lại có thể rất hay. Tuy nhiên, đối với hầu hết các trang web thì những từ khóa chỉ độc một từ thường mang tính cạnh tranh rất cao và khá tốn kém bởi chúng không chỉ trở nên quá chung, quá cạnh tranh mà còn khó thực hiện tốt. 
 
5. Từ khóa gây nhầm lẫn 
 
Điều này đòi hỏi phải cẩn thận khi lựa chọn các từ khóa nhằm chắc chắn rằng bạn chọn những cụm từ không vô tình mâu thuẫn với những ngành nghề liên quan. Lấy ví dụ như hãy xem xét cụm từ “mobile marketing” (tiếp thị di động). Điều này có thể vô tình khiến việc quảng cáo của một công ty bán những tấm bảng thông báo di động cạnh tranh với một công ty bán những thiết bị di động. Vậy nên việc lựa chọn từ khóa cẩn thận có thể giúp ngăn chặn được sự nhầm lẫn này. 
 
6. Không cân nhắc về sự cạnh tranh 
 
Nhiều công ty gần như nhắm mắt chọn các từ khóa và không chịu dừng lại xem xét tình hình cạnh tranh chung của từ khóa đó trên web. Hãy nhập cụm từ định chọn vào một hộp thoại truy vấn trên một công cụ hỗ trợ tìm và hãy xem một lượt những trang web đang xếp hạng cho nó. Chúng có đuôi mở rộng là .gov hay .edu không? Hãy kiểm tra xem chúng được tối ưu ra sao. Hãy so sánh những liên kết ngược của những trang đang xếp hạng cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn xếp hạng, bạn cần phải bỏ ngay cái mà các trang web khác đang làm. Hãy chọn các đối tác một cách cẩn thận: liệu bạn có thể thực sự cố gắng theo đuổi cụm từ này không?
 
7. Thiếu xem lại những từ khóa một cách định kỳ 
 
Ngôn ngữ không đứng yên. Những từ ngữ mới luôn thêm vào vốn từ của mọi người và những từ ngữ khác luôn được đem ra dùng. Việc xem qua những diễn đàn và cả những blog nơi mọi người đang tranh luận về các sản phẩm như của bạn là một cách rất hay để thấy được những cụm từ mới. Wordspy.com là một công cụ miễn phí được ưa thích trong việc học những thành ngữ mới.
 
Việc xem lại danh sách từ khóa một cách định kỳ là vô cùng quan trọng vì như thế bạn có thể biết liệu bạn có bỏ sót cụm từ nào không hoặc những cụm từ nào mới hoặc được dùng phổ biến hơn.
 
Một lý do khá hay nữa để xem lại các từ khóa đó là nó thể hiện tính thẩm tra sát sao hơn bởi bạn có thể thấy được những từ khóa không phù hợp đang không thực hiện tốt và làm bạn tốn tiền. Có thể, khi bạn tạo ra sự lựa chọn từ khóa đầu tiên, bạn mới chỉ giới hạn dữ liệu mà dựa vào đó để bạn đưa ra quyết định của mình. Vậy nên, việc xem lại những từ khóa của mình khi bạn hướng vào dữ liệu đang thực hiện có thể giúp bạn tìm thấy được những lựa chọn phù hợp hơn cho mình. 
 
 
8. Không phân bổ được đủ tài nguyên và thời gian để thực hiện việc tìm kiếm từ khóa hay 
 
 
Hầu hết tất cả việc tiếp thị tìm kiếm đều có cơ sở của nó trong những từ khóa. Những từ bạn mua theo PPC, những từ bạn nhắm tới vào hệ thống, những từ bạn tập trung vào trong hình ảnh và video của mình, tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào việc tạo ra được những lựa chọn từ khóa hay từ trước. Mà điều này luôn cần có thời gian và tài nguyên để thực hiện được việc tìm kiếm từ khóa thích hợp.
 
Nếu bạn đang xây một tòa nhà, bạn phải cần đo đạc để khẳng định rằng nền móng của bạn chắc chắn. Điều này cũng giống như quy trình tìm kiếm từ khóa. Thật không may về điều xảy ra ở nhiều công ty, đó là họ vội vàng trong quy trình tìm từ khóa và không phân bổ được tài nguyên hoặc thời gian để làm điều đó cho tốt. Thế nên nó dẫn tới những lựa chọn từ khóa dở ẹc và lãng phí rất nhiều tiền của công ty trong khi lại mất khá nhiều thời gian.
 
Một chiến lược tốt hơn đó là hãy sử dụng đúng thời gian vào đúng lúc để thực hiện dự án cho tốt. Một quy trình tìm từ khóa tốt là một trong những khoản đầu tư tốt nhất mà một công ty có thể làm. Hãy dành ra vài phút mỗi ngày và xem lại các danh sách từ khóa của bạn. Những thay đổi đều tiết kiệm cho chính bạn và cả công ty của bạn rất nhiều tiền cũng như nâng cao được vị trí của bạn trong các chiến dịch tìm kiếm bằng cách đơn giản là cải thiện vốn từ khóa mà thôi.
 
Nguồn: Bwportal.com.vn

11 bí quyết để tạo ra một web site hấp dẫn chết người!

11 bí quyết để tạo ra một web site hấp dẫn chết người!

11 bí quyết để tạo ra một web site hấp dẫn chết người!Một website muốn thu hút được người xem đồng thời giữ được sự quan tâm của họ phải hấp dẫn và dễ sử dụng. Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng trên thực tế, chúng ta rất hay gặp những trang web thiết kế xấu với nội dung nghèo nàn.
Nguyên tắc tạo ra một website hay rất đơn giản. Nói chung, nếu mục đích của website là để truyền đạt thông tin, thì yếu tố cần được xem trọng nhiều nhất là sự định hướng và cách trình bày nội dung thật khéo léo.

Sau khi đã xác định được mục đích sử dụng của web site, hãy áp dụng những bí quyết cơ bản sau để tạo ra một web site dễ sử dụng.

Đơn giản trong thiết kế
Đây là nguyên tắc quan trọng nhất khi thiết kế web site. Người thiết kế phải đầu tư công sức để suy nghĩ và lên kế hoạch nếu muốn làm cho web site trở nên dễ hiểu với người sử dụng.

Nếu người sử dụng gặp khó khăn trong việc đăng nhập và sử dụng web site, họ sẽ không đủ kiên nhẫn để theo dõi nội dung của nó. Trường hợp tương tự cũng sẽ xảy ra nếu việc liên hệ và đặt hàng không thuận lợi. Một mục điều tra nho nhỏ về những điều mà khách viếng thăm mong muốn mỗi khi click vào web site sẽ đem lại sự hài lòng cho họ.

Tạo các đường link rõ ràng
Một nhân tố góp phần quan trọng trong việc khiến web site dễ sử dụng là tạo được những đường link rõ ràng. Nếu bạn dùng tranh ảnh hay những biểu tượng trong đường link thì phải nhớ đưa ra những tiêu đề giải thích bằng chữ. Điều này nghe có vẻ nhàm chán nhưng sự thật là người sử dụng trang web của bạn không bao giờ muốn lãng phí thời gian cố gắng ngồi đoán xem mình sẽ ghé thăm nơi nào tiếp theo.
Các đường link này cũng cần được thiết kế sao cho thật dễ nhìn. Đừng để các vị khách rơi vào tình trạng “hoa mày chóng mặt” khi tìm kiếm chúng. Thường thì các đường link được bố trí ở phía trên đỉnh trang web hoặc nằm ngang bên tay trái.

Định hướng minh bạch
Phải luôn đảm bảo cho người sử dụng biết họ “đang ở đâu” bằng cách cung cấp ký hiệu định hướng hoặc bản đồ trên mỗi trang. Tương tự như vậy, hãy cố gắng sắp xếp sao cho mọi thông tin có thể được tìm thấy mà không phải click quá 3 lần. Tất cả đều nhằm mục đích giúp người sử dụng tìm kiếm và sử dụng web site của bạn dễ dàng hơn.

Đưa ra hướng dẫn cho người sử dụng
Người sử dụng web thường muốn được biết bạn mong chờ gì ở họ. Nếu muốn họ đặt hàng, đăng kí nhận thư báo hoặc đơn giản là liên hệ với bạn, hãy hướng dẫn họ cách thực hiện.

Cung cấp cho người sử dụng thứ mà họ cần!
Trang chủ của bạn nên bao gồm đầy đủ thông tin về web site để tạo điều kiện cho người sử dụng dễ dàng tìm thấy những gì họ cần. Không có gì khiến người sử dụng khó chịu hơn là việc phải click đến mỏi tay chỉ để tìm những thứ mà web site của bạn không có!
Nội dung rõ ràng, hấp dẫn và có giá trị là điều cực kỳ cần thiết đối với sự thành công của một web site. Ngữ pháp cẩu thả, ngôn ngữ lộn xộn sẽ phá hủy hình ảnh chuyên nghiệp mà bạn đang cố tạo ra. Nếu tự nhận thức được rằng mình không phải là một nhà văn tài giỏi hoặc không có thời gian để thực hiện chu đáo, hãy khắc phục bằng cách thuê một nhà văn tự do để làm việc đó thay bạn.

Hạn chế tối đa thời gian download
Những hình vẽ lớn, hoạt họa sặc sỡ và những bức tranh phức tạp, rắc rối đều cần nhiều thời gian để download. Hãy cẩn trọng trong việc dùng chuông báo tín hiệu download đồng thời cũng cần quan tâm tới những người sử dụng thường xuyên. Liệu họ có phải là những người thông thạo các công nghệ tiên tiến mới nhất hay không? Tất cả những công nghệ flash sẽ không thể gây ấn tượng với người sử dụng nếu bạn khiến họ mất kiên nhẫn khi phải chờ quá lâu để có thể truy cập được trang web đó.

Sử dụng hình ảnh với số lượng vừa phải
Hình ảnh là phần vô cùng quan trọng trong việc tạo ra tính hấp dẫn của một web site. Tuy nhiên, nếu được sử dụng quá nhiều, chúng sẽ làm lu mờ nội dung và còn khiến tốc độ truy cập chậm hơn. Do đó hãy sử dụng hình ảnh như một phương pháp bổ sung và tăng giá trị cho nội dung chứ không nên dùng chúng để thay thế thông tin.

Một điều bạn nên nhớ: mặc dù các file ảnh đuôi JEPG thì tốt hơn nhưng đuôi GIF sẽ dễ download hơn.

Tránh những mẫu đăng ký không cần thiết
Điều này đặc biệt phù hợp với những trang web thương mại điện tử nhưng tính hữu dụng của nó thì thích hợp với tất cả. Những mẫu đăng ký phức tạp sẽ làm cản trở quá trình đặt hàng và khiến khách khó chịu khi phải điền những chi tiết mà họ cho là không cần thiết. Trong trường hợp này, mỗi cái click tương ứng với một khách hàng mất đi!

Màu sắc
Hãy sử dụng màu sắc một cách có chừng mực trong khi thiết kế web site. Quá nhiều màu sẽ làm cho web site trông rời rạc và quá lòe loẹt. Chỉ nên phối hợp 2 hoặc 3 màu là đủ để tạo ấn tượng. Tình trạng tương tự như vậy cũng xảy ra với nền màu hoặc font chữ. Thường là những nền màu quá lòe loẹt sẽ làm cho chữ khó đọc hơn, ví dụ như nền màu xanh sáng kết hợp với chữ vàng hoặc nền đen với chữ xanh sáng đều gần như là không đọc được. (Đừng vội cười, đã từng có những web site với những nền có màu sắc như thế rồi).

Font chữ
Những trình duyệt khác nhau sẽ hỗ trợ những font chữ khác nhau. Do đó, những font chữ bất bình thường mà bạn cho là đẹp trên web site của mình lại có thể trở thành font chữ phức tạp không thể đọc được trên màn hình của người sử dụng.
Tuy nhiên, tình trạng này đang dần được khắc phục. Có một số font chữ (được gọi là font chữ “đích thực”) được tạo ra để thích hợp với mọi trình duyệt trong đó tiêu biểu nhất là Times New Roman, Ariel, Helvetica và Verdana (font này được thiết kế đặc biệt dành cho các web site).
Khi thiết kế bạn cũng cần để nhiều “khoảng trống trắng” trong web site. Những khoảng trống này sẽ tạo điều kiện cho mắt người sử dụng được nghỉ ngơi trong giây lát và để họ có thể tập trung hoàn toàn vào những phần riêng biệt khác trong trang.
Làm theo những hướng dẫn đơn giản này hoặc áp dụng chúng như một danh sách cần kiểm tra đối với web site hiện tại sẽ giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Quan trọng hơn, nó sẽ mang lại tiện ích tối đa cho người sử dụng đồng thời khiến họ cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng. Đây chính là mục tiêu mà bất kỳ web site nào cũng hướng tới!

Nguồn: BWPortal.com.vn

Làm gì để kinh doanh diễn ra tốt đẹp sau giai đoạn khởi đầu

Làm gì để kinh doanh diễn ra tốt đẹp sau giai đoạn khởi đầu   (17/1/2010)

Mọi người đều có thể bắt đầu một công việc kinh doanh từ niềm say mê và một ý tưởng tốt đẹp nào đó, nhưng số người thành công ngay từ giai đoạn khởi đầu: biến niềm say mê và ý tưởng đó thành hiện thực rất ít. Thậm chí có những người thành công trong giai đoạn khởi đầu rồi, nhưng lại thất bại trong việc phát triển và mở rộng quy mô kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Thực tế công việc thường khác xa so với lý thuyết mà bạn đã được học. Và sai lầm thường bắt nguồn từ việc bạn đã không xác định đúng những bước đi cần thiết cho từng giai đoạn

Sau đây là 11 lời khuyên giúp bạn giữ cho công việc kinh doanh mới đi theo đúng quỹ đạo và không ngừng được mở rộng về quy mô và gia tăng về lợi nhuận.

1. Hãy thuê những chuyên gia giỏi cho từng lĩnh vực của công việc

Trên thực tế, các công ty đều do con người lập nên, và đương nhiên nếu công ty đó tập hợp được nhiều chuyên gia giỏi trên mọi lĩnh vực, đó sẽ là tiền đề tạo ra những thuận lợi để công ty phát triển tốt đẹp và thịnh vượng trong tương lai.

Những nhân viên có kinh nghiệm, chuyên môn giỏi có thể yêu cầu bạn trả cho họ nhiều hơn từ 20-30% so với mức lương của các nhân viên bình thường, nhưng bù lại, khối lượng công việc mà họ thực hiện được có thể nhiều gấp đôi và chất lượng thì cao hơn hẳn những nhân viên bình thường. Như vậy có thể thấy sự đầu tư của bạn trong trường hợp này là sự đầu tư có lãi.

2. Đánh giá cao sự gấp rút trong mọi công việc cần làm

Nếu bạn đã lên kế hoạch cho những công việc cần làm trong ngày hôm nay, hãy tìm mọi cách để hoàn thành chúng, đừng bao giờ để đến ngày hôm sau mới làm.

Chẳng hạn, nếu như bạn định bắt đầu một công việc nào đó, bạn hãy lên kế hoạch và bắt tay vào làm việc liên tục cho đến khi hoàn thành nó.

3. Luôn tìm ra những khách hàng mới

Con đường để dẫn tới thành công trong kinh doanh nằm ở việc bạn có thu hút được khách hàng đến với sản phẩm/dịch vụ mà bạn có ý định cung cấp hay không. Đừng đợi cho tới khi bạn khai trương chính thức công việc kinh doanh mới tìm kiếm khách hàng. Sẽ là quá muộn nếu không thực hiện kế hoạch marketing ngay từ đầu. Hãy xây dựng mạng lưới và tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.

Công việc kinh doanh của bạn càng phát triển, bạn càng cần tìm kiếm thêm những khách hàng mới bổ sung vào danh sách những người mua hàng thường xuyên. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi như: bạn có bao nhiêu khách hàng thường xuyên? Nếu là khách hàng, bạn sẽ mua gì?

4. Đưa ra những quyết định nhanh chóng

Những công ty mới thành lập và đi vào hoạt động thường không có đủ thời gian và nguồn lực để chờ đến khi cơ hội chín muồi mới ra quyết định, mà thường phải ra những quyết định nhanh chóng. Có như thể mới sớm tận dụng được thời cơ để khẳng định chỗ đứng của mình trên thị trường.

Khi bạn là một nhà lãnh đạo, có nghĩa bạn sẽ phải có trách nhiệm với công việc của mình, và có quyền đưa ra những quyết định mà bạn cho rằng chính xác. Công việc chắc chắn sẽ tiến triển nếu như bạn đưa ra một quyết định và thực hiện nó.

5. Thực hiện nhiều hơn những gì bạn hứa

Nếu bạn nói với một khách hàng rằng, sản phẩm họ đặt mua trong vòng ba ngày nữa sẽ được chuyển tới tay họ, hãy thực hiện điều đó chỉ trong vòng hai ngày. Nếu bạn biết chắc chắn sẽ chỉ mất hai giờ để cung cấp sản phẩm đến khách hàng, hãy nói bạn cần ba giờ để làm điều này và làm cho họ ngạc nhiên khi sản phẩm được chuyển tới sớm hơn một giờ. Đó là hình thức tiếp thị tốt nhất.

6. Định giá sản phẩm chính xác để có thể mang lại lợi nhuận cho công ty

Đừng bao giờ chào hàng với giá quá rẻ, cốt là chỉ để bán được hàng. Bởi công ty của bạn là một công ty nhỏ, giá bán phải cao hơn giá thành để có lợi nhuận là điều rất cần thiết trong giai đoạn khởi đầu. Bạn không nên để rơi vào tình trạng sớm bị thua lỗ. Bạn không thể và không nên cạnh tranh với các công ty lớn sản xuất cùng loại sản phẩm trên thị trường về giá cả. Bạn chỉ có thể cạnh tranh bằng sự độc đáo trong phương thức bán và các dịch vụ chăm sóc khách hàng.

7. Đừng bao giờ tiêu một đô la vô ích

Điều bạn cần không phải là một chiếc bàn làm việc mới và có giá quá đắt, bởi nó không phải là thước đo đánh giá hiệu quả công việc. Quá nhiều ông chủ kinh doanh khi mới khởi nghiệp đi mua những đồ nội thất văn phòng sang trọng và đắt tiền vì họ cho rằng ấn tượng là quan trọng. Nhưng trước khi thu được lợi nhuận, đừng nên tiêu tiền vào những việc không cần thiết như thế. Hãy tìm một chiếc bàn làm việc bình thường và đầu tư thời gian và công sức để kinh doanh có lãi.

8. Có một tầm nhìn rộng lớn

Bạn hãy coi câu nói “Khởi đầu nhỏ, thành công lớn” như là khát vọng trong kinh doanh của bạn.

Bạn hãy hình dung thế này, nếu bạn đang sống ở vùng Montana và muốn tìm người huấn luyện tốt nhất cho chú chó của bạn. Người dạy chó mà bạn cho là tốt nhất ở Montana chưa chắc đã là người tốt nhất mà bạn cần tìm. Còn biết bao nhiêu người huấn luyện chó trên đất nước mà bạn chưa biết. Có nghĩa là bạn nên đánh giá mọi việc một cách toàn diện, không nên chỉ dựa vào một khía cạnh nào đó. Và hãy nhớ rằng, việc xây dựng công việc kinh doanh là kế hoạch 10 năm, không phải kế hoạch một năm.

9. Sự tiếp thị là toán học

Đừng bao giờ để cho những người đại lý của các hãng quảng cáo dạy bạn bất cứ điều gì về tiếp thị. Họ sẽ nói những điều ngớ ngẩn như: “Một nửa thành công trong kinh doanh phụ thuộc vào các hoạt động quảng cáo của bạn và nửa còn lại thì không”. Vậy thì, bạn có biết một nửa còn lại là gì không?

Cái mà bạn cần, đó là liệu một mẩu quảng cáo giá 100 đô la có đem lại cho bạn 100 đô la lợi nhuận không? Đó mới là một quảng cáo tốt. Quảng cáo ấn tượng sẽ chẳng có ý nghĩa gì khi không mang lại cho bạn đồng lợi nhuận nào.

10. Học cách bán hàng

Không có điều gì tồi tệ hơn khi một ông chủ kinh doanh không sẵn sàng bán hàng hoặc không sẵn sàng học cách để bán hàng.

Tiền và lợi nhuận được sinh ra từ hoạt động bán hàng, và bạn không nên trao toàn quyền cũng như đặt hoàn toàn niềm tin và sự tin tưởng vào người mà bạn thuê để làm công việc bán hàng. Nếu bạn muốn tăng lợi nhuận kinh doanh, chính bạn phải là người đầu tiên học cách bán hàng.

11. Đơn giản hoá những gì bạn nghĩ

Trước đây hầu hết mọi người khi bước vào một công việc kinh doanh đã gặp khó khăn bởi chính họ đã làm cho hoạt động kinh doanh trở nên phức tạp. Kinh doanh là một việc rất đơn giản: Bán để thu lợi nhuận và duy trì hoạt động. Làm phức tạp quy trình này lên sẽ khiến bạn gặp nhiều rắc rối. Tốt nhất bạn hãy đơn giản hóa công việc bằng mọi cách có thể, có vậy, thì thành công mới đến với bạn dễ dàng hơn.

Hãy nhớ rằng, lời khuyên hay bí quyết để thành công chỉ mang tính chất chỉ dẫn, còn mọi thứ đều phụ thuộc vào sự hiểu biết, nhanh nhạy và cả một chút may mắn của chính bạn. Và trong quá trình kinh doanh, bạn có thể mắc sai lầm nhưng hãy cố gắng biến chúng thành những lỗi nhỏ của sự khởi đầu. Đừng bao giờ đem công việc kinh doanh của mình ra để đánh cược.

Theo bwportal.com.vn

11 cái bóng ảo về tiếp thị

Biết rõ sự khác biệt là bước đầu tiên trong quy trình xây dựng và thực thi bất cứ chiến dịch thành công nào. Trong tiếp thị cũng vậy, đôi khi có những cái bóng ảo cần nhận biết mà lâu nay chúng ta vẫn nghĩ là những hình ảnh thực về tiếp thị.

Trong tâm trí của những chuyên gia hàng đầu, tiếp thị chỉ là một từ mỹ miều hơn về hoạt động bán hàng. Nó mang tính phổ thông và có phần nhẫn nại hơn bất cứ điều gì khác. Tiếp thị là một quy trình thực, chứ không phải một sự kiện.

Tiếp thị là bất cứ địa chỉ nào mà doanh nghiệp bạn có được với bất cứ ai chưa là một phần trong hoạt động kinh doanh của bạn. Tiếp thị cũng là một sự thật tạo ra những điều thú vị.

Không may mắn khi tiếp thị thường không phải là một sự thật và nó có thể là mọi thứ ngoại trừ những sự lôi cuốn. Tiếp thị là một nghệ thuật làm thay đổi tâm trí của mọi người.

Nhiều chủ doanh nghiệp nghĩ về tiếp thị như một bó các vấn đề mà không phải là hình ảnh thực về bản thân nó. Đó chỉ là những cái bóng ảo về tiếp thị. Và dưới đây là 11 cái bóng ảo khờ khạo nhất:

1) Tiếp thị là Quảng cáo. Đừng suy nghĩ như thế bởi vì bạn đang quảng cáo, bạn đang tiếp thị một cách riêng rẽ. Có trên 200 dạng thức tiếp thị khác nhau. Và quảng cáo chỉ là một trong số đó. Nếu bạn đang quảng cáo, tức là bạn đang quảng cáo. Bạn đang thực hiện duy nhất 0,5% trong số những công việc tiếp thị bạn có thể làm.

2) Tiếp thị là Direct mail. Một vài doanh nghiệp nghĩ rằng họ có thể có được tất cả những thứ họ cần trong tiếp thị chỉ với direct mail. Các doanh nghiệp chuyên về dịch vụ thư từ thì có thể đúng về điều đó. Nhưng hầu hết các doanh nghiệp khác sẽ cần một lượng lớn các vũ khí tiếp thị khác để chiến dịch direct mail được thành công.

3) Tiếp thị là Tiếp thị từ xa. Đối với hoạt động tiếp thị B2B (business-to-business), chỉ một vài thứ vũ khí thành công cũng như tiếp thị từ xa. Các phản hồi trong tiếp thị từ xa chỉ có thể được cải thiện khi được đi kèm với các nỗ lực quảng cáo. Nhưng đừng tự đùa bản thân mình. Tiếp thị không chỉ có riêng một mình tiếp thị từ xa.

4) Tiếp thị là các tập chào hàng, giới thiệu. Nhiều doanh nghiệp luôn cấp bách xây dựng các tập chào hàng, giới thiệu, sau đó tự khen ngợi mình cho chất lượng của tập chào hàng, giới thiệu đó. Đây không hẳn là tiếp thị. Nó sẽ là một phần quan trọng khi phối kết hợp với 10 hay 15 phần quan trọng khác. Bản thân nó thì không thể tạo ra các kết quả tiếp thị rõ nét. Hãy quên đi việc sử dụng nó một mình.

5) Tiếp thị là cuốn sổ điện thoại. Nhiều doanh nghiệp thực hiện quảng cáo trên các cuốn sổ điện thoại, hay trên trang vàng và cho rằng mình đã thực hiện xong các công việc tiếp thị. Nó chỉ đúng với chưa đầy 5% trong số các doanh nghiệp hiện nay. Còn 95% các doanh nghiệp khác, đó sẽ làm thảm hoạ của việc phớt lờ tiếp thị.

6) Tiếp thị là trình diễn kinh doanh. Không có một công việc trình diễn nào bao hàm trong đó tất cả các hoạt động tiếp thị. Bạn hãy nghĩ về tiếp thị như một công việc bán hàng, như một công việc xây dựng niềm đam mê và như một công việc khích lệ mọi người khác. Nhưng đừng nghĩ rằng bản thân bạn đang thực hiện một công việc giải trí, bởi vì tiếp thị không nhằm cho mục đích tiêu khiển.

7) Tiếp thị là sân khấu của sự hài hước. Nếu bạn sử dụng hài hước trong các hoạt động tiếp thị của mình, mọi người sẽ nghĩ tới những câu bông đùa vui vẻ, chứ không phải một chào mời hấp dẫn. Nếu bạn sử dụng hài hước trong tiếp thị, lần đầu đã vui vẻ thì nó cũng xảy ra ở lần thứ hai và lần thứ ba. Kết quả là sự khó chịu sẽ xuất hiện và cùng với thời gian, tiếp thị của bạn trở nên trùng lặp, nhàm chán.

8) Tiếp thị là một lời mời để trở nên thông minh. Nếu bạn rơi vào cạm bẫy của sự thông minh, đó là vì bạn không nhận ra rằng mọi người luôn nhớ tới phần thông minh trong tiếp thị, cho dù nó có truyền tải hay không truyền tải nội dung lời chào mời. Sự thông minh được xem như con quỷ tiếp thị khi nó lấy đi sự chú ý của mọi người khỏi các chào mời chính yếu của doanh nghiệp.

9) Tiếp thị quá phức tạp. Tiếp thị trở nên phức tạp đối với những ai thất bại trong việc nhìn thấu sự đơn giản bên trong của nó. Đối với nhà tiếp thị thành công, các hoạt động tiếp thị là khá đơn giản và thân thiện. Họ bắt đầu với một kế hoạch tiếp thị rõ ràng, và rồi kiên định theo đuổi bản kế hoạch đó. Mọi thứ sẽ không quá phức tạp.

10) Tiếp thị là một nhân viên kỳ diệu. Việc mong chờ một điều kỳ diệu sẽ gây lãng phí tiền bạc hơn nhiều so với bất cứ hiểu lầm nào khác về tiếp thị.Tiếp thị là một khoản đầu tư sinh lời tốt nhất nếu bạn thực hiện đúng đắn nó, và nhiệm vụ này đòi hỏi sự kiên nhẫn và hoạch định.

11) Tiếp thị là một trang web. Và nếu bạn không biết rõ những công cụ nào hỗ trợ cần thiết cho một trang web tiếp thị, bạn sẽ mất nhiều tiền với tiếp thị trực tuyến. Các trang web sẽ giúp đỡ công việc tiếp thị được thuận lợi hơn, nhưng nó không phải là tất cả trong tiếp thị.

Tiếp thị là một cơ hội cho bạn để kiếm tìm các lợi nhuận cho doanh nghiệp, một cơ hội để hợp tác với các doanh nghiệp khác trong cộng đồng hay trong ngành và là một quy trình xây dựng các mối quan hệ kinh doanh bền vững có lợi cho tất cả các bên.

Lúc này, bạn đã biết được đâu là những bóng thật và đâu là những bóng ảo của tiếp thị. Bạn sẽ có thể khiến nó làm việc cật lực hơn cho doanh nghiệp bạn.

(Nguồn BWportal.com.vn)

Đặc điểm của những nhà đàm phán vĩ đại

Hầu hết những người bán hàng đều đòi hỏi phải có kĩ năng đàm phán. Sau khi quản lý hàng trăm cửa hiệu và làm việc với hàng nghìn người trong suốt thập kỉ qua tôi khám phá ra rằng những người bán hàng vĩ đại là những người có khả năng đàm phán hiều quả. Tuy nhiên, tôi có cơ hội gặp những nhà đàm phán bán hàng vĩ đại và nhận thấy rằng tất cả họ đều có một vài điểm chung, đó chính là những nét đặc trưng luôn thuộc về họ.
Hiểu tiến trình đàm phán 
Những nhà đàm phán hiệu quả cao nhận ra rằng đàm phán hay thương lượng là cả một quá trình, nó không đơn giản chỉ là một điều gì đó vừa được thực hiện khi đang thảo luận những điều kiện của một giải pháp. Đàm phán khác xa với việc mặc cả. Nó đòi hỏi sự hiểu biết về động lực hay chức năng, những cái ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và hành vi ứng xử của mỗi người. Những nhà đàm phán vĩ đại luôn biết đầu tư thời gian để tìm hiểu những chiến lược và sách lược khác nhau và mỗi kỹ năng, kỹ xảo đóng góp như thế nào vào toàn bộ tiến trình đàm phán.  
Tập trung vào sự chiến thắng- sự chiến thắng 
Sự chiến thắng- sự chiến thắng có nghĩa là cả hai phía đều cảm thấy hài lòng với những gì diễn ra trong quá trình đàm phán. Một vài sách đã khẳng định rằng giải pháp chiến thắng- chiến thắng là không thể trong đàm phán kinh doanh, tác giả viết rằng nếu một ai đó luôn luôn bán rẻ hơn mức họ nên bán thì kết quả sẽ rơi vào tình trạng chiến thắng- thất bại. Những nhà đàm phán nổi tiếng không tin như vậy. Họ giúp khách hàng của mình cố gắng giải quyết vấn đề và nhìn đến những cơ hội để dưa ra giá trị cao như có thể. Họ cũng biết làm cách nào và khi nào để giới hạn sự nhượng bộ của họ, bán giá rẻ và giảm giá vì vậy họ có thể đi đến một thỏa hiệp phù hợp với cả hai bên. 
Kiên nhẫn 
Quá nhiều người muốn tìm kiếm một phương thức nhanh chóng, cố gắng để khép lại việc bán hàng càng nhanh càng tốt để tiến tới một viễn cảnh tiếp theo. Những nhà đàm phán bán hàng nhận ra rằng kiên nhẫn là một đức tính tốt và nóng vội thường  dẫn tới những kết quả không như mong muốn. Họ không vội vàng để đi đến thỏa thuận, thay vào đó giành thời gian để thu thập những thông tin cần thiết, suy nghĩ kỹ về những giải pháp có thể và giành thời gian trong toàn bộ quá trình đàm phán. Chúng tôi chỉ đi lướt qua quá trình, không tạo cho mọi người  cơ hộii để chú ý, quân tâm và thường đi đến kết luận cuối cùng là chiến thắng- thất bại. Đơn giản, bởi chúng tôi đã quá vội vàng. 
Sáng tạo 
Hầu hết những nhà đám phán xuất sắc đều là những người sáng tạo. Họ sử dụng những kỹ năng giải quyết vấn đề để quyết định giải pháp nào là tốt nhất và luôn hướng về những cách độc nhất  để đạt được mục tiêu. Một người bạn của tôi đã từng bị lôi kéo vào một vụ kiện cáo với một công ty và sau một vài tháng đàm phán, anh ta đã đưa ra một giải pháp và kết thúc được vụ kiện. Anh ta đã tránh xa khỏi những câu trả lời thông thường mà phát triển một sự lựa chọn được chấp nhận bởi cả hai bên. Nói cách khác, anh ấy đã rất sang tạo.  
Sẵn sàng thử nghiệm 
Đàm phán là một quá trình phức tạp bởi không ai giống ai cả. Những gì thực sự tốt trong trường hợp này có thể đem lại kết quả ngược lại sự mong đợi trong trường hợp khác. Điều đó giải thích tại sao, những nhà đàm phán danh tiếng cần sử dụng đa dạng những kỹ năng và tư tưởng. Họ thử nghiệm nhiều chiến lược, giải pháp và sách lược khác nhau và một sự thất bại nhỏ không ngăn họ khỏi việc thử nghiệm những ý tưởng mới trong tương lai.  
Niềm tin 
Khi bước vào thương thuyết, những nhà đàm phán giỏi luôn có niềm tin. Họ không kiêu căng, ngạo mạn, hay thô lỗ hoặc tự mãn, đơn giản họ luôn tin tưởng. Họ luôn tin tưởng cao vào khả năng của mình để đạt tới một thỏa thuận mang lại chiến thắng cho cả hai bên. Họ tin rằng họ có thể nắm bắt bất kì thứ gì trong quá trình đàm phán và sự tin tưởng này được phát triển qua những kinh nghiệm mà họ có được. Những nhà thương thuyết vĩ đại luôn tự đánh giá mình một cách thường xuyên. Họ học từ những thất bại và thắng lợi mình đạt được. Họ tập trung vào việc năng cao kỹ năng và không ngừng phát triển niềm tin của mình thành những điều không thể lay chuyển được. 
Lắng nghe 
Ai cũng có thể nói cho bạn mọi thứ bạn cần biết nếu bạn hỏi đúng câu hỏi và lắng nghe một cách cẩn thận câu trả lời của họ. Bản thân tôi tin rằng, đây là kỹ năng quan trọng nhất trong bán hàng và đàm phán. Tôi nhớ vợ tôi đã nói về một sự việc trong điện thoại và tại một thời điểm trong suốt cuộc hội thoại cô ấy đã cảm nhận thấy mình đã có nhiều hơn để nói. Cô ấy chờ đợị một cách kiên  nhẫn và lắng nghe và người khác thực sự đã mang lại cho cô ấy những thông tin giá trị. Thiếu đi sự lắng nghe có nghĩa là bạn đã bở lỡ những thông tin quan trọng rất cần cho quá trình đàm phán. 
Đàm phán không đơn giản chỉ là một kỹ năng. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng thương thuyết của mình, bạn phải sẵn sàng để làm việc với nó. Hãy đầu tư thời gian để tìm hiểu về động lực và khoa học đàm phán. Và chuẩn bị để tự đẩy bạn ra khỏi vùng thoải mái của chính mình. 


Theo .bwportal.com.vn

Những cách đề nghị tăng lương hiệu quả nhất


Lương cao bao giờ cũng tốt. Đây là điều luôn đúng. Tất nhiên, bạn cũng sẽ làm việc của mình dù được trả công xứng đáng hay không. Nhưng một khi bạn thực sự muốn tăng lương, thì phải biết cách đòi hỏi

1. Hiểu mong đợi của sếp

Đây là điều kiện tiên quyết. Bạn phải chứng minh cho sếp thấy mình “có giá” hơn nhiều so với mức lương hiện tại và sếp của bạn sẽ nhanh chóng cho thấy ông/bà ta là người công bằng. Và bạn sẽ nhận được một lời hứa mà bất kỳ ai đi làm cũng mong muốn: tăng lương.

Thực hiện cách này phải thật khôn khéo. Đừng đề nghị tăng lương chỉ vì bạn đã làm việc cho công ty rất nhiều năm, tháng. Vì dù bạn có làm việc bao lâu đi chăng nữa thì công việc hiện tại luôn phải làm tốt (đó cũng chính là lý do bạn được tuyển dụng). Thay vào đó, bạn phải chỉ cho sếp thấy được bạn đang làm tốt hơn yêu cầu hoặc bạn đang tiến hành công việc một cách sáng tạo, đạt được tỷ lệ hoàn thành công việc cao hơn mức bình thường.

2. Tăng trách nhiệm công việc

Nếu bạn đã làm rất tốt công việc hiện tại của mình, hãy nhận thêm các trách nhiệm khác. Việc này cũng chứng tỏ các khả năng khác của bạn. Đừng chờ đợi người khác giao việc, hãy nhìn xung quanh và tự “xắn tay” vào làm.

Rồi sau đó, nhân cuộc nói chuyện với sếp, hãy chỉ rõ hiện tại bạn đang làm nhiều hơn công việc sếp giao và bạn “muốn” được trả lương phụ trội do những việc bạn đang làm thêm. Nếu sếp ngần ngại trước ý tưởng trao cho bạn thêm trách nhiệm (và kèm theo đó là tăng lương), hãy bắt đầu từ việc nhỏ nhặt dễ nhìn thấy nhất. Có một cách để “thể hiện” rõ điều này, đó là dọn bàn làm việc thật sạch sẽ và gọn gàng. Một chiếc bàn làm việc như vậy sẽ nói lên rằng: “Tôi đã hoàn thành xong việc của mình. Hãy giao thêm cho tôi một công việc khác”.

3. Biết cách “truyền tải” thành tích đạt được

Ngay tại những doanh nghiệp trả lương thấp vẫn luôn tồn tại mức lương rất cao dành cho các “ngôi sao”. Đó là do doanh nghiệp sợ nhân viên giỏi đi mất sẽ khiến cho họ cái giá họ phải trả sẽ lớn hơn rất nhiều. Vì vậy, khi đề nghị tăng lương, hãy chuyển tải thông điệp đến sếp rằng bạn đang là một “ngôi sao”. Điều này không chỉ giúp bạn được tăng lương mà còn khiến bạn luôn gặp thuận lợi trong công việc và nhận được sự kỳ vọng trong công ty.

Kỳ vọng của mọi người là thứ có thể đo đạc được. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình, mọi người sẽ biết. Nếu bạn hoàn thành dự án của mình một cách xuất sắc, bạn nên “nhắc nhở” mọi người về những kỳ vọng họ đã dành cho bạn và bạn đã đáp ứng những kỳ vọng đó như thế nào. Nhưng nếu bạn không “quảng cáo” về kết quả đạt được, sẽ chẳng ai quan tâm. Vì vậy, “thước đo” đặc biệt của một “ngôi sao” công sở hiện đại phải là: biết cách “quảng bá” thành tích đạt được mà không cần lên tiếng ồn ào.

4. Có động lực làm việc

Theo Ellen Fageson Eland, giáo sư ĐH George Mason University, những nhân viên có động lực làm việc thường dễ được đề bạt gấp đôi những nhân viên chẳng có tham vọng gì. Động lực làm việc sẽ giúp bạn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, và theo thời gian, nhất định bạn sẽ được tăng lương.

Động lực làm việc cũng giúp bạn nhìn ra phương thức để khai thác hết tiềm năng của bản thân và phấn đấu vì các mục tiêu đặt ra. Đề ra động lực không phải là điều dễ dàng, và hầu hết những người thành công đều nói họ có rất nhiều hơn động lực để làm việc. Tuy nhiên, để khởi đầu, bạn nên bắt đầu từ một động lực làm việc. Có thể là: làm việc để được tăng lương.

5. Nghĩ đến những phần thưởng phi tài chính

Nếu đề nghị tăng lương không được chấp nhận, hãy cố gắng đừng đòi hỏi những gì liên quan đến tài chính nữa. Hãy đề nghị được làm việc ở nhà hay đề nghị có được kỳ nghỉ dài ngày hơn, được đi học để nâng cao kỹ năng làm việc, hay thậm chí xin được xuống làm việc ở chi nhánh của công ty hiện đang nằm ở thành phố có mức sống thấp hơn thành phố bạn đang sống. Những đề nghị này chẳng ảnh hưởng đến ngân sách của công ty, nhưng rõ ràng có giá trị về kinh tế với bạn.

Bạn cũng có thể chuyển những lợi ích nhận được từ “phần thưởng phi tài chính” sang dạng tiền, khi chuyển sang làm việc ở công ty khác. Trong thỏa thuận về lương bổng với một công ty mới, khi được hỏi về mức lương ở công ty cũ, bạn hãy nói rõ tất cả lợi ích nhận được, bao gồm cả những phần thưởng phi tài chính. Đôi khi công ty mới sẽ trả thêm cho bạn đến 30% lương vì những phần thưởng phi tài chính này.

Vấn đề không chỉ là tiền bạc

Nếu bạn thấy mình không thể thực hiện được năm bước trên, hãy tạm hoãn ý định đòi tăng lương. Và hãy nghĩ thế này: theo thống kê, hầu hết số tiền tăng lương chỉ chiếm khoảng 4% tổng lương nhận được. 4% chẳng là gì cả. Còn rất nhiều thứ bạn có thể đòi hỏi sếp để cải thiện cuộc sống của mình. Ví dụ, xin được đi học để nâng cao kỹ năng hay xin được làm việc ở nhà vài tuần để nghỉ ngơi, thư giãn.

Lời khuyên ở đây là: Thay vì chỉ chú ý đến những đồng tiền kiếm được tương đương với chức danh hiện tại, hãy cố gắng tập trung vào những gì có ý nghĩa với mình. Rồi bạn sẽ thấy rằng lương của mình sẽ được tăng như một điều tất yếu, khi bạn đã chứng minh được bản thân và hoàn thành xuất sắc công việc

Cho thuê tài chính, kênh tín dụng hữu hiệu cho doanh nghiệp

Thuê tài chính là một hình thức đang được áp dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Ðức, Thụy Ðiển, Úc... Loại hình cho thuê tài chính đã được một số công ty tài chính đưa ra thị trường tài chính vào những năm cuối những năm 50 đầu những năm 60 của thế kỷ 20 với tên gọi là thuê tài chính (finance lease....).
Lợi ích của kênh tín dụng này
Cho thuê tài chính (finance leasing) là một dạng cho thuê máy móc, thiết bị và động sản. Người ta còn gọi là cho thuê thiết bị. Tiếng Anh là “leasing”. Ở Mỹ, người ta cho thuê xe hơi, máy bay, xe tải, tàu hoả, hoang tàu thuỷ và tàu thuỷ, máy vi tính, máy photocopy, máy fax,…Tập đoàn IBM tại Mỹ còn cho thuê cả máy vi tính. Hiện nay, Vietnam Airlines đã thuê máy bay của TEAC, AirFrance,…
Trong khi các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về thủ tục thế chấp tài sản khi vay vốn ở các ngân hàng thì việc có mặt của các công ty cho thuê tài chính đã mở ra nhiều thuận lợi cho các doanhnghiệp.
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là mặc dù có mặt đã lâu nhưng thực sự cho thuê tài chính là khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều doanh nghiệp. Ít doanh nghiệp hiểu được rằng cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng thông qua cho thuê các loại tài sản, máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển… là nhu cầu mà các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mong muốn để đổi mới máy móc, thiết bị, hiện đại hóa công nghệ sản xuất kinh doanh. Đặc trưng của phương thức này là - đơn vị cho thuê là chủ sở hữu tài sản sẽ chuyển giao tài sản cho người thuê, tức là người sử dụng tài sản được quyền sử dụng và hưởng dụng những lợi ích kinh tế mang lại từ các tài sản đó trong một thời gian nhất định. Người thuê có nghĩa vụ trả một số tiền cho chủ tài sản tương xứng với quyền sử dụng và quyền hưởng dụng. Điều này cũng nói lên việc cấp tín dụng dưới hình thức cho thuê tài chính không đòi hỏi sự bảo đảm tài sản có trước, tạo cho doanh nghiệp tiếp cận hình thức cấp tín dụng mới, vừa giải tỏa được áp lực về tài sản làm đảm bảo nếu phải vay ở ngân hàng. Ngoài ra, các công ty cho thuê tài chính có thể mua tài sản của doanh nghiệp và cho thuê lại tài sản đó nếu doanh nghiệp thiếu vốn lưu động do đã tập trung vốn để đầu tư mua sắm tài sản cố định. Như vậy doanh nghiệp vừa có tài sản để sử dụng lại vừa có vốn lưu động để sản xuất kinh doanh.
Loại hình này rất thích hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi vì với ưu điểm không phải thế chấp tài sản, các doanh nghiệp khi thuê tài chính không bị vướng thủ tục thế chấp tài sản nếu phải vay vốn ở các ngân hàng.
Một số vấn đề chính
Cho thuê tài chính là một định chế mới được coi như là một phương thức giúp doanh nghiệp phát triển hơn trên thương trường. Khi đi thuê tài chính có hai vấn đề chính được đặt ra. Theo chế độ kế toán hiện hành, món nợ phải ghi vào bảng cân đối, còn tài sản thuê không phải ghi. Đối với số tiền mà bên thuê phải chi trả thì cơ quan thuế coi nó như một chi phí khấu hao.
Ở Mỹ và Nhật, thuê leasing có hai loại:
- Thuê chỉ để sử dụng (operate lease, thường được dịch là thuê vận hành
- Thuê tài chính (financial leasing), còn gọi là “thuê để rồi mua”. Và Ngân hàng nhà nước gọi là “hoạt động tín dụng trung và dài hạn”.
Dù leasing loại nào thì cái khác nhau chính là thời gian người thuê định sử dụng. Về hình thức pháp lý, ở Mỹ và Nhật, người ta chia ra hai loại hợp đồng:
1/ Hợp đồng không nâng đỡ người cho thuê (non leverage lease) có hai bên ký là người cho thuê và người thuê. Một bên mua thiết bị cho bên kia thuê; bên kia cam kết sẽ trả tiền khi sử dụng.
Bên thuê lựa chọn thiết bị với một nhà sản xuất, bàn bạc về giá cả, điều kiện bảo hành, giao nhận và ký hợp đồng mua bán. Bên cho thuê trả tiền mua thiết bị bằng tiền của mình hay đi vay.
2/ Hợp đồng có nâng đỡ người cho thuê (leverage lease) có ba bên ký kết và mỗi bên có thể có nhiều người khác can dự. Hợp đồng này dành cho các thiết bị đắt tiền. Bên thuê chọn thiết bị, bàn bạc với nhà sản xuất về giá cả, bảo hành, giao hàng. Bên cho thuê trả khoảng 20% trị giá thiết bị và trở thành chủ nhân của thiết bị đó. Bên thuê có thể rủ thêm những người khác để trả số 20% kia và được hưởng các ưu đãi thuế liên quan đến thiết bị. Thuế sẽ được căn cứ trên tổng giá trị tài sản trong khi họ mới chỉ bỏ ra khoảng 20% tổng giá trị thiết bị. Đây là sự nâng đỡ dành cho bên cho thuê.
Bên thứ ba gồm một hay nhiều người cho vay, gọi là nhà đầu tư, như các ngân hàng, các định chế tài chính. Họ sẽ bỏ ra số tiền mua thiết bị còn lại. Khoản cho vay này được bảo đảm bằng bên cho thuê thế chấp thiết bị kia hay nhận thẳng tiền cho thuê thiết bị từ bên thuê.
Trường hợp mỗi bên có nhiều người tham gia, họ sẽ cử người đại diện gọi là trustee và ký hợp đồng với nhau để thực hiện. Bên thuê có khi cũng phải có người bảo lãnh để được thuê. Người bảo lãnh có thể nằm trong tổ hợp của bên thuê hay là một ngân hàng độc lập ở bên ngoài.
Trong loại hợp đồng đầu, có bốn yếu tố được thực hiện bởi ba hay bốn thành phần là bên cho thuê, bên đi thuê, nhà sản xuất và bảo trì (hai cái này có thể là một hoặc hai thành phần). Trường hợp sau thì có thêm hai thành phần là nhóm người cho vay và nhà bảo lãnh của bên thuê.

Tóm lại, hoạt động cho thuê tài chính là một loại hình tín dụng có nhiều ưu điểm, đặc biệt phát huy hiệu quả trong hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đầu tư chiều sâu, máy móc, thiết bị… để mở rộng sản xuất. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, thường hạn chế về vốn tự có, uy tín cũng như tài sản thế chấp dẫn đến khó tiếp cận với nguồn vốn tài chính, nên đi thuê máy móc, thiết bị của công ty cho thuê tài chính đã được nhiều doanh nghiệp thực hiện.
Hiện nay, các dịch vụ tài chính ngân hàng trên thị trường cạnh tranh khá gay gắt, nhiều công ty cho thuê tài chính đã có những phương thức khác nhau để thu hút khách hàng. Theo ông Trần Văn Hưng, giám đốc một công ty cho thuê tài chính lớn của Việt Nam nói: “Với ưu điểm nổi bật của cho thuê tài chính, chúng tôi tin tưởng sẽ là bạn đồng hành của nhiều doanh nghiệp. Hiện nay, chúng tôi đã thiết lập quan hệ với các nhà cung ứng, các khu công nghiệp, các trung tâm thẩm định, bảo hiểm… những đơn vị không thể thiếu khi cho thuê tài chính để hoạt động chặt chẽ, hiệu quả hơn. Mặt khác, khi thực hiện thuê tài chính, doanh nghiệp vẫn được quyền tự do lựa chọn loại máy móc thiết bị thuê, nhà sản xuất, nhà cung ứng, đặc tính kỹ thuật, cách thức và thời gian giao nhận, lắp đặt và bảo hành, giá cả tài sản thuê. Tùy từng thời kỳ, mặt bằng lãi suất trên thị trường, hiệu quả của dự án và uy tín của khách hàng, chúng tôi sẽ có mức lãi suất cho thuê ưu đãi và hợp lý”.

Mặc dù công ty cho thuê tài chính có tác dụng cho các doanh nghiệp như vậy nhưng hoạt động công ty tài chính thời gian vừa qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được khả năng, trong khi nhu cầu về thuê máy móc, thiết bị của doanh nghiệp nhỏ và vừa còn rất lớn. Nguyên nhân của hạn chế này là do môi trường pháp lý về công ty tài chính chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện. Thời gian tới, khi cơ chế chính sách về hoạt động cho thuê tài chính được hoàn thiện, các doanh nghiệp cần chủ động “đón đầu” để phát huy tối đa lợi thế của kênh tín dụng này.
                                                                                              (Nguồn: http://www.bwportal.com.vn)

Bí quyết đầu tư của các tỷ phú hàng đầu thế giới

Nhìn vào danh sách những tỷ phú hàng đầu thế giới năm 2007 do Tạp chí Forbes (Mỹ) công bố, nhiều người đặt câu hỏi: "Không biết họ làm thế nào để trong một ngày có thể làm ra một số tiền mà có cả đời mình cũng không kiếm được?"
df
Tỷ phú Carlos Slim. Ảnh: Dân Trí.
Nếu chịu khó nghiên cứu và tìm hiểu, bạn sẽ thấy câu trả lời rất đơn giản. Chỉ có duy nhất hai cách để đạt được điều này: thứ nhất, hãy gây dựng một công ty trở nên lớn mạnh, có giá trị hàng tỷ đô la; thứ hai, hãy trở thành một nhà đầu tư thành công.
Quay trở lại bảng xếp hạng năm 2007, điểm danh top 5 tỷ phú có tài sản lớn nhất gồm Bill Gates (tài sản ước tính 56 tỷ USD, Warren Buffett (52 tỷ USD), Carlos Slim (49 tỷ USD), Kamprad (33 tỷ USD) và Lakshmi Mittal (32 tỷ USD). Trong năm người giàu nhất thế giới này hãy khoan nói về Bill Gates và thử tìm hiểu hai người đứng ở vị trí thứ hai và thứ ba, Warren Buffett và Carlos Slim, xem họ đã làm giàu như thế nào?
Chân dung 2 nhà tỷ phú Warren Buffett và Carlos Slim
Cái tên Warren Buffett đã trở nên quá nổi tiếng. Nhưng chắc hẳn ít ai biết ông được xem là một nhà đầu tư giá trị luôn bình thản trước mọi sự thổi phồng, cường điệu và kích động trên thị trường. Ông không ngại ngần đầu tư vào các cổ phiếu được xem là tẻ nhạt, xuống giá, thậm chí, đang ở trong tình thế xấu nhất.
Ngoài việc là chủ nhân của Tập đoàn Berkshire Hathaway, hiện ông đang nắm giữ cổ phần lớn của Tạp chí Time, công ty quảng cáo hàng đầu của Mỹ Ogilvy&Mathew, Công ty Interpublic, Hãng nước ngọt Coca-Cola, American Express, Walt Disney và Gillette… Đó là chưa kể tới một số công ty nho nhỏ cỡ Geico hay General Re… Và rất có thể vào một ngày nào đó, trong một tình huống đặc biệt, biết đâu ông còn mua cả những hãng sản xuất đồ lót? Những công ty và tập đoàn lớn do ông sở hữu và nắm giữ cổ phần, đã vẽ nên bức chân dung về ông, khó có thể đếm hết.
Với Carlos Slim, cách mà ông vươn lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng này lại có phần hơi khác. Carlos Slim không chỉ đáng chú ý vì khối lượng tài sản ước tính lên tới 49 tỷ đô la, mà còn vì ông là người đứng đầu danh sách 10 tỷ phú kiếm tiền nhiều nhất trong năm. Carlos Slim là “ông trùm” trong lĩnh vực truyền thông.
Không thỏa mãn với vị trí là nhà cung cấp các dịch vụ truyền thông lớn nhất Mexico, chủ hãng Telefonos de Mexico (Telmex) này còn có tham vọng mở rộng chi nhánh ra nhiều nước khác trên thế giới, mà trước hết là thị trường châu Mỹ La tinh. Năm 2003, Carlos Slim đã mua đứt tập đoàn điện thoại di động Bell South Sao Paulo của Brazil, đồng thời cũng đang nắm cổ phần chi phối tập đoàn viễn thông lớn nhất của Brazil là Embratel Participa. Tập đoàn viễn thông Mỹ MCI đã phải bán số cổ phần mà MCI đang nắm giữ cho Telmex sau khi tập đoàn viễn thông của Carlos Slim thắng trong một đợt đấu thầu công khai.
Có thể nói tin học, viễn thông là hai lĩnh vực mà Carlos Slim dành nhiều công sức để đầu tư vào nhất và chúng cũng đem lại cho ông những kết quả mỹ mãn. Nếu nhiều người gọi Warren Buffett là người đàn ông có phép lạ với các đồng đôla, thì Carlos Slim là huyền thoại về người “động vào cái gì, cái đó biến thành vàng”.
Cách họ làm giàu
Hai người đàn ông này đã “giăng lưới” như thế nào mà có thể kiếm được nhiều tiền đến vậy, ngay cả trong những lĩnh vực mà trước họ chẳng ai nhìn thấy tiền đồ phát triển. Họ đã làm được điều đó bằng hai nguyên tắc đơn giản: Mua những công ty khi giá của nó rẻ và tập trung vào các hoạt động kinh doanh có tiềm năng phát triển.
Buffett đã tạo ra một khối lượng của cải đáng kể khi ông mua lại 5% tổng số cổ phiếu của hãng American Express khi hãng này đang rơi vào tình trạng nợ nần. Trong bức tranh tranh tối trang sáng của thị trường vào năm 1964, ông đã mua cổ phiếu của hãng này với giá rẻ bất ngờ. Ông nhận ra rằng đây vẫn là một công ty có thương hiệu mạnh và có cơ hội làm ra tiền. Khi ông mua, giá mỗi cổ phiếu chỉ có 35 USD, nhưng chỉ năm năm sau, giá của chúng đã lên đến 189 USD.
Còn đối với Slim, cơ hội lớn đầu tiên đã đến với ông vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế diễn ra năm 1982 tại Mexico. Khi đó, các nhà đầu tư nước ngoài tại nước này tìm cách chạy trốn khỏi đây vì hoảng sợ. Slim đã nhận định rằng: “Giá trị thấp của rất nhiều công ty tại thời điểm này là bất hợp lý”. Ông đã tìm cách mua những công ty được rao bán với giá rất rẻ lúc đó và thu về không biết bao nhiêu lợi nhuận.
Đến năm 1990, Carlos Slim cũng mới chỉ được biết đến ở Mexico là chính. Chỉ đến khi trở thành ông chủ của Tập đoàn viễn thông Telmex lớn nhất châu Mỹ La tinh thì thế giới mới giật mình vì Mexico cũng có một đại gia kinh doanh. Cơ hội đến với ông khi Nhà nước Mexico quyết định tư nhân hóa công ty điện thoại và viễn thông quốc gia. Chẳng phải là một chuyên gia kỹ thuật, nhưng Carlos Slim táo bạo đến liều lĩnh, bỏ hết tiền vốn của mình để lao vào đấu thầu. Cuối cùng, với 1,7 tỷ đôla, ông đã mua gần như toàn bộ cổ phiếu của tập đoàn này. Giá khi đó của một cổ phiếu của Telmex có 0,8 cent. Còn bây giờ giá của chúng trên thị trường chứng khoán đã tăng gấp 45-50 lần so với thời điểm đó.
Nếu nói về điểm chung của hai nhà tỷ phú Warren Buffett và Carlos Slim, thì đó là cách tận dụng thời cơ và đi trước đón đầu. Bill Gates, tỷ phú giầu nhất hành tinh cũng không nằm ngoài quy luật ấy.
(Theo Dân Trí, Bwportal.com.vn/Motley Fool)
Marketing trải nghiệm là sự pha trộn giữa marketing sự kiện và việc phát các mẫu sản phẩm cho khách hàng hay là sự hoà hợp giữa phản ứng của khách hàng với sự quản lí dựa trên sự thật. Marketing trải nghiệm điều chỉnh các mối quan hệ khách hàng phức tạp bằng cách sử dụng các dữ liệu để lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện. Nó quảng bá nhãn hiệu theo cách thức ý nghĩa và thích đáng hơn marketing sự kiện.
Để thể hiện khả năng vốn có trong marketing trải nghiệm chúng ta cần định nghĩa một số thuật ngữ. Marketing sự kiện đã từng phục vụ và tiếp tục phục vụ rất tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Marketing sự kiện khuyến khích khách hàng thử sản phẩm hay hấp dẫn họ bằng các nhãn hiệu. Chẳng hạn như công ty Corvette đã làm cho khách hàng có ý thức đầy đủ về sản phẩm và rồi họ chính là những đầu mối quan trọng của công ty trong lần tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ năm mươi của mình. Trong lễ kỉ niệm này, người ta tổ chức nhiều cuộc đua xe cũng như các chương trình triển lãm xe chất lượng cao. Các chương trình này đã thu hút hơn 26.000 người tham dự. Còn việc phát các mẫu sản phẩm đơn giản là quá trình cung cấp những sản phẩm miễn phí cho mọi người. Vì thế mà họ có thể họ sẽ cảm thấy muốn mua sản phẩm hay khuyến khích bạn bè mình đến mua hàng. Đây là phương pháp cũ giống như hoạt động bán lẻ.
Marketing trải nghiệm lại quảng bá sản phẩm trong một khoảnh khắc hoàn toàn đặc biệt đối với cuộc đời của khách hàng. Nó sẽ tăng sự quan tâm của khách hàng tiềm năng với các dịch vụ ở một mức độ cảm xúc sâu sắc hơn. Marketing trải nghiệm thể hiện những cơ hội thật sự mới để kích thích hoạt động các chiến lược nhãn hiệu.
Bellwethe – một công ty công nghệ cao, đang tổ chức chương trình giới thiệu hệ thống truyền tin mới trong vòng hai năm. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chiến lược marketing trải nghiệm. Một chiến lược phát các mẫu sản phẩm được thực hiện nhằm gửi các sản phẩm cho các nhà báo có tầm ảnh hưởng lớn để họ có thể sẽ quảng bá các sản phẩm này lên các tờ báo địa phương. Các nhóm khách hàng sử dụng chính cùng cánh nhà báo sẽ được mời tới dự buổi triển lãm sản phẩm. Tại buổi triển lãm này, các chuyên gia marketing có thể gặp gỡ chào đón các giám đốc công ty khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm mới hay tổ chức mời các khách hàng đặc biệt ăn tối. Tuy nhiên, các chuyên gia marketing trải nghiệm lại có một cách tiếp cận khách hàng theo kiểu khác và sẽ giới thiệu sản phẩm theo một mức độ cao hơn. Chiến lược này gồm năm bước chính sau đây:
1.Tập trung các dữ liệu ban đầu về khách hàng.
Công ty Bellwethe ban đầu đã khai thác những cơ sở dữ liệu để quyết định xem ai là khách hàng tiềm năng nhất cho những sản phẩm mới của họ. Thông qua việc xem xét ai là khách hàng thường xuyên mua bộ đàm, công ty sẽ biết khách hàng nào sẵn sàng mua những sản phẩm mới. Sau đó Bellwethe sẽ phân tích 10 thị trường đứng đầu hiện tại của công ty qua hệ thống Internet và các báo cáo mua hàng bán lẻ. Công ty có thể lập các kế hoạch mời những khách hàng tiềm năng ở những thị trường này thử các sản phẩm của họ.
2.Lập kế hoạch tổ chức một sự kiện.
Công ty Bellwethe cần xem xét các khách hàng tiềm năng của họ có ấn tượng sâu sắc như thế nào về sản phẩm mới. Công ty có thể chọn tổ chức một sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm ở một thị trường đã được lựa chọn mà trong suốt chương trình sự kiện này, khách hàng tiềm năng không chỉ thử sản phẩm mới của họ mà còn hiểu được những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Công ty sẽ có những buổi nói chuyện với khách hàng hay mời các khách hàng này ăn cơm cùng với các chuyên gia công nghệ thông tin. Các chuyên gia có thể thảo luận về khuynh hướng của ngành công nghệ thông tin có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Điều quan trọng là qua sự kiện này công ty không chỉ trưng bày các sản phẩm mà còn cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
3.Tối ưu hoá khách hàng.
Bước tiếp theo công ty Bellwethe tìm cách lập danh sách khách hàng và cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin về kế hoạch tổ chức marketing sự kiện. Vấn đề là công ty cần tạo cho không khí sự kiện đủ thân mật để những khách hàng tiềm năng có thể thật sự thưởng thức được những sản phẩm nhưng cũng cần mời đủ khách hàng để tạo những đầu mối quan trọng.
4.Tối ưu hoá sự kiện.
Công ty Bellwethe cần thu thập càng nhiều thông tin cần thiết từ những người tham gia, đó là những đánh giá của khách hàng với sự kiện, là khả năng mua các sẩn phẩm mới của những khách hàng. Tất cả những thông tin này nên được tổng hợp vào cơ sở dữ liệu.
5. Sự xem xét đánh giá.
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể cho tổ chức sự kiện, Bellwethe thu thập được rất nhiều dữ liệu mới và cần thiết để cung cấp cho khách hàng tiềm năng của họ. Và đến giai đoạn này đội ngũ bán hàng sẽ đảm nhận trách nhiệm của mình. Tất cả những gì mà công ty Bellwethe làm bây giờ là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và công ty.
Cho đến bây giờ, những điển hình thành công về thực hiện chiến lược marketing sự kiện là tại các cuộc hội thảo dành cho khách hàng mà hầu hết các công ty công nghệ tổ chức mỗi năm một lần như công ty Apple, Oracle, Siebel. Trải nghiệm của các công ty này là không trực tiếp mời khách hàng mua các sản phẩm mới mà để cho họ tự do xem các sản phẩm, các nhãn hiệu và công nghệ liên quan và rồi họ sẽ tự lựa chọn sau.
Chìa khoá cho sự thành công của marketing trải nghiệm là việc lập kế hoạch sự kiện thật chi tiết (điều này có ích với cả công ty và khách hàng của họ), là việc sử dụng các dữ liệu khách hàng để kết nối khách hàng với sự kiện và sau đó trực tiếp bán cho những khách sau khi họ đã có những ấn tượng tốt.
Hiện nay, tất cả các công ty – nhà sản xuất đều muốn liên hệ với các đối tác khách hàng của họ ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, theo cách này họ khó có thể cải tiến hoạt động bán hàng của mình. Marketing trải nghiệm là một giải pháp vì nó thực hiện ở mức độ quốc gia và với mục đích lớn hơn. Từ đó họ sẽ dội xuống địa phương và để cho các lực lượng bán hàng địa phương xem xét các đầu mối để bán hàng. Như vậy, một chiến lược marketing trải nghiệm sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn, mối quan hệ khách hàng chặt chẽ hơn và những đầu mối tốt hơn. Do đó mà hình thức marketing này đang ngày càng trở nên phổ biến trong họat động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Bizpro Group – Dịch từ: http://www.marketingpower.com
- See more at: http://marnet.vn/2010/02/ban-biet-gi-ve-marketing-trai-nghiem-bwportal-com-vn#sthash.fT1LHTUc.dpuf
Marketing trải nghiệm là sự pha trộn giữa marketing sự kiện và việc phát các mẫu sản phẩm cho khách hàng hay là sự hoà hợp giữa phản ứng của khách hàng với sự quản lí dựa trên sự thật. Marketing trải nghiệm điều chỉnh các mối quan hệ khách hàng phức tạp bằng cách sử dụng các dữ liệu để lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện. Nó quảng bá nhãn hiệu theo cách thức ý nghĩa và thích đáng hơn marketing sự kiện.
Để thể hiện khả năng vốn có trong marketing trải nghiệm chúng ta cần định nghĩa một số thuật ngữ. Marketing sự kiện đã từng phục vụ và tiếp tục phục vụ rất tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Marketing sự kiện khuyến khích khách hàng thử sản phẩm hay hấp dẫn họ bằng các nhãn hiệu. Chẳng hạn như công ty Corvette đã làm cho khách hàng có ý thức đầy đủ về sản phẩm và rồi họ chính là những đầu mối quan trọng của công ty trong lần tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ năm mươi của mình. Trong lễ kỉ niệm này, người ta tổ chức nhiều cuộc đua xe cũng như các chương trình triển lãm xe chất lượng cao. Các chương trình này đã thu hút hơn 26.000 người tham dự. Còn việc phát các mẫu sản phẩm đơn giản là quá trình cung cấp những sản phẩm miễn phí cho mọi người. Vì thế mà họ có thể họ sẽ cảm thấy muốn mua sản phẩm hay khuyến khích bạn bè mình đến mua hàng. Đây là phương pháp cũ giống như hoạt động bán lẻ.
Marketing trải nghiệm lại quảng bá sản phẩm trong một khoảnh khắc hoàn toàn đặc biệt đối với cuộc đời của khách hàng. Nó sẽ tăng sự quan tâm của khách hàng tiềm năng với các dịch vụ ở một mức độ cảm xúc sâu sắc hơn. Marketing trải nghiệm thể hiện những cơ hội thật sự mới để kích thích hoạt động các chiến lược nhãn hiệu.
Bellwethe – một công ty công nghệ cao, đang tổ chức chương trình giới thiệu hệ thống truyền tin mới trong vòng hai năm. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chiến lược marketing trải nghiệm. Một chiến lược phát các mẫu sản phẩm được thực hiện nhằm gửi các sản phẩm cho các nhà báo có tầm ảnh hưởng lớn để họ có thể sẽ quảng bá các sản phẩm này lên các tờ báo địa phương. Các nhóm khách hàng sử dụng chính cùng cánh nhà báo sẽ được mời tới dự buổi triển lãm sản phẩm. Tại buổi triển lãm này, các chuyên gia marketing có thể gặp gỡ chào đón các giám đốc công ty khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm mới hay tổ chức mời các khách hàng đặc biệt ăn tối. Tuy nhiên, các chuyên gia marketing trải nghiệm lại có một cách tiếp cận khách hàng theo kiểu khác và sẽ giới thiệu sản phẩm theo một mức độ cao hơn. Chiến lược này gồm năm bước chính sau đây:
1.Tập trung các dữ liệu ban đầu về khách hàng.
Công ty Bellwethe ban đầu đã khai thác những cơ sở dữ liệu để quyết định xem ai là khách hàng tiềm năng nhất cho những sản phẩm mới của họ. Thông qua việc xem xét ai là khách hàng thường xuyên mua bộ đàm, công ty sẽ biết khách hàng nào sẵn sàng mua những sản phẩm mới. Sau đó Bellwethe sẽ phân tích 10 thị trường đứng đầu hiện tại của công ty qua hệ thống Internet và các báo cáo mua hàng bán lẻ. Công ty có thể lập các kế hoạch mời những khách hàng tiềm năng ở những thị trường này thử các sản phẩm của họ.
2.Lập kế hoạch tổ chức một sự kiện.
Công ty Bellwethe cần xem xét các khách hàng tiềm năng của họ có ấn tượng sâu sắc như thế nào về sản phẩm mới. Công ty có thể chọn tổ chức một sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm ở một thị trường đã được lựa chọn mà trong suốt chương trình sự kiện này, khách hàng tiềm năng không chỉ thử sản phẩm mới của họ mà còn hiểu được những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Công ty sẽ có những buổi nói chuyện với khách hàng hay mời các khách hàng này ăn cơm cùng với các chuyên gia công nghệ thông tin. Các chuyên gia có thể thảo luận về khuynh hướng của ngành công nghệ thông tin có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Điều quan trọng là qua sự kiện này công ty không chỉ trưng bày các sản phẩm mà còn cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
3.Tối ưu hoá khách hàng.
Bước tiếp theo công ty Bellwethe tìm cách lập danh sách khách hàng và cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin về kế hoạch tổ chức marketing sự kiện. Vấn đề là công ty cần tạo cho không khí sự kiện đủ thân mật để những khách hàng tiềm năng có thể thật sự thưởng thức được những sản phẩm nhưng cũng cần mời đủ khách hàng để tạo những đầu mối quan trọng.
4.Tối ưu hoá sự kiện.
Công ty Bellwethe cần thu thập càng nhiều thông tin cần thiết từ những người tham gia, đó là những đánh giá của khách hàng với sự kiện, là khả năng mua các sẩn phẩm mới của những khách hàng. Tất cả những thông tin này nên được tổng hợp vào cơ sở dữ liệu.
5. Sự xem xét đánh giá.
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể cho tổ chức sự kiện, Bellwethe thu thập được rất nhiều dữ liệu mới và cần thiết để cung cấp cho khách hàng tiềm năng của họ. Và đến giai đoạn này đội ngũ bán hàng sẽ đảm nhận trách nhiệm của mình. Tất cả những gì mà công ty Bellwethe làm bây giờ là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và công ty.
Cho đến bây giờ, những điển hình thành công về thực hiện chiến lược marketing sự kiện là tại các cuộc hội thảo dành cho khách hàng mà hầu hết các công ty công nghệ tổ chức mỗi năm một lần như công ty Apple, Oracle, Siebel. Trải nghiệm của các công ty này là không trực tiếp mời khách hàng mua các sản phẩm mới mà để cho họ tự do xem các sản phẩm, các nhãn hiệu và công nghệ liên quan và rồi họ sẽ tự lựa chọn sau.
Chìa khoá cho sự thành công của marketing trải nghiệm là việc lập kế hoạch sự kiện thật chi tiết (điều này có ích với cả công ty và khách hàng của họ), là việc sử dụng các dữ liệu khách hàng để kết nối khách hàng với sự kiện và sau đó trực tiếp bán cho những khách sau khi họ đã có những ấn tượng tốt.
Hiện nay, tất cả các công ty – nhà sản xuất đều muốn liên hệ với các đối tác khách hàng của họ ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, theo cách này họ khó có thể cải tiến hoạt động bán hàng của mình. Marketing trải nghiệm là một giải pháp vì nó thực hiện ở mức độ quốc gia và với mục đích lớn hơn. Từ đó họ sẽ dội xuống địa phương và để cho các lực lượng bán hàng địa phương xem xét các đầu mối để bán hàng. Như vậy, một chiến lược marketing trải nghiệm sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn, mối quan hệ khách hàng chặt chẽ hơn và những đầu mối tốt hơn. Do đó mà hình thức marketing này đang ngày càng trở nên phổ biến trong họat động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Bizpro Group – Dịch từ: http://www.marketingpower.com
- See more at: http://marnet.vn/2010/02/ban-biet-gi-ve-marketing-trai-nghiem-bwportal-com-vn#sthash.fT1LHTUc.dpuf
Marketing trải nghiệm là sự pha trộn giữa marketing sự kiện và việc phát các mẫu sản phẩm cho khách hàng hay là sự hoà hợp giữa phản ứng của khách hàng với sự quản lí dựa trên sự thật. Marketing trải nghiệm điều chỉnh các mối quan hệ khách hàng phức tạp bằng cách sử dụng các dữ liệu để lập kế hoạch và thực hiện các sự kiện. Nó quảng bá nhãn hiệu theo cách thức ý nghĩa và thích đáng hơn marketing sự kiện.
Để thể hiện khả năng vốn có trong marketing trải nghiệm chúng ta cần định nghĩa một số thuật ngữ. Marketing sự kiện đã từng phục vụ và tiếp tục phục vụ rất tốt cho hoạt động của doanh nghiệp. Marketing sự kiện khuyến khích khách hàng thử sản phẩm hay hấp dẫn họ bằng các nhãn hiệu. Chẳng hạn như công ty Corvette đã làm cho khách hàng có ý thức đầy đủ về sản phẩm và rồi họ chính là những đầu mối quan trọng của công ty trong lần tổ chức kỉ niệm sinh nhật lần thứ năm mươi của mình. Trong lễ kỉ niệm này, người ta tổ chức nhiều cuộc đua xe cũng như các chương trình triển lãm xe chất lượng cao. Các chương trình này đã thu hút hơn 26.000 người tham dự. Còn việc phát các mẫu sản phẩm đơn giản là quá trình cung cấp những sản phẩm miễn phí cho mọi người. Vì thế mà họ có thể họ sẽ cảm thấy muốn mua sản phẩm hay khuyến khích bạn bè mình đến mua hàng. Đây là phương pháp cũ giống như hoạt động bán lẻ.
Marketing trải nghiệm lại quảng bá sản phẩm trong một khoảnh khắc hoàn toàn đặc biệt đối với cuộc đời của khách hàng. Nó sẽ tăng sự quan tâm của khách hàng tiềm năng với các dịch vụ ở một mức độ cảm xúc sâu sắc hơn. Marketing trải nghiệm thể hiện những cơ hội thật sự mới để kích thích hoạt động các chiến lược nhãn hiệu.
Bellwethe – một công ty công nghệ cao, đang tổ chức chương trình giới thiệu hệ thống truyền tin mới trong vòng hai năm. Đây là một công ty điển hình trong việc thực hiện chiến lược marketing trải nghiệm. Một chiến lược phát các mẫu sản phẩm được thực hiện nhằm gửi các sản phẩm cho các nhà báo có tầm ảnh hưởng lớn để họ có thể sẽ quảng bá các sản phẩm này lên các tờ báo địa phương. Các nhóm khách hàng sử dụng chính cùng cánh nhà báo sẽ được mời tới dự buổi triển lãm sản phẩm. Tại buổi triển lãm này, các chuyên gia marketing có thể gặp gỡ chào đón các giám đốc công ty khách hàng, hướng dẫn sử dụng sản phẩm mới hay tổ chức mời các khách hàng đặc biệt ăn tối. Tuy nhiên, các chuyên gia marketing trải nghiệm lại có một cách tiếp cận khách hàng theo kiểu khác và sẽ giới thiệu sản phẩm theo một mức độ cao hơn. Chiến lược này gồm năm bước chính sau đây:
1.Tập trung các dữ liệu ban đầu về khách hàng.
Công ty Bellwethe ban đầu đã khai thác những cơ sở dữ liệu để quyết định xem ai là khách hàng tiềm năng nhất cho những sản phẩm mới của họ. Thông qua việc xem xét ai là khách hàng thường xuyên mua bộ đàm, công ty sẽ biết khách hàng nào sẵn sàng mua những sản phẩm mới. Sau đó Bellwethe sẽ phân tích 10 thị trường đứng đầu hiện tại của công ty qua hệ thống Internet và các báo cáo mua hàng bán lẻ. Công ty có thể lập các kế hoạch mời những khách hàng tiềm năng ở những thị trường này thử các sản phẩm của họ.
2.Lập kế hoạch tổ chức một sự kiện.
Công ty Bellwethe cần xem xét các khách hàng tiềm năng của họ có ấn tượng sâu sắc như thế nào về sản phẩm mới. Công ty có thể chọn tổ chức một sự kiện nhằm giới thiệu sản phẩm ở một thị trường đã được lựa chọn mà trong suốt chương trình sự kiện này, khách hàng tiềm năng không chỉ thử sản phẩm mới của họ mà còn hiểu được những tiến bộ trong công nghệ thông tin. Công ty sẽ có những buổi nói chuyện với khách hàng hay mời các khách hàng này ăn cơm cùng với các chuyên gia công nghệ thông tin. Các chuyên gia có thể thảo luận về khuynh hướng của ngành công nghệ thông tin có thể ảnh hưởng tới doanh nghiệp. Điều quan trọng là qua sự kiện này công ty không chỉ trưng bày các sản phẩm mà còn cung cấp cho họ những thông tin cần thiết.
3.Tối ưu hoá khách hàng.
Bước tiếp theo công ty Bellwethe tìm cách lập danh sách khách hàng và cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin về kế hoạch tổ chức marketing sự kiện. Vấn đề là công ty cần tạo cho không khí sự kiện đủ thân mật để những khách hàng tiềm năng có thể thật sự thưởng thức được những sản phẩm nhưng cũng cần mời đủ khách hàng để tạo những đầu mối quan trọng.
4.Tối ưu hoá sự kiện.
Công ty Bellwethe cần thu thập càng nhiều thông tin cần thiết từ những người tham gia, đó là những đánh giá của khách hàng với sự kiện, là khả năng mua các sẩn phẩm mới của những khách hàng. Tất cả những thông tin này nên được tổng hợp vào cơ sở dữ liệu.
5. Sự xem xét đánh giá.
Sau khi đã có kế hoạch cụ thể cho tổ chức sự kiện, Bellwethe thu thập được rất nhiều dữ liệu mới và cần thiết để cung cấp cho khách hàng tiềm năng của họ. Và đến giai đoạn này đội ngũ bán hàng sẽ đảm nhận trách nhiệm của mình. Tất cả những gì mà công ty Bellwethe làm bây giờ là thiết lập mối quan hệ chặt chẽ giữa khách hàng và công ty.
Cho đến bây giờ, những điển hình thành công về thực hiện chiến lược marketing sự kiện là tại các cuộc hội thảo dành cho khách hàng mà hầu hết các công ty công nghệ tổ chức mỗi năm một lần như công ty Apple, Oracle, Siebel. Trải nghiệm của các công ty này là không trực tiếp mời khách hàng mua các sản phẩm mới mà để cho họ tự do xem các sản phẩm, các nhãn hiệu và công nghệ liên quan và rồi họ sẽ tự lựa chọn sau.
Chìa khoá cho sự thành công của marketing trải nghiệm là việc lập kế hoạch sự kiện thật chi tiết (điều này có ích với cả công ty và khách hàng của họ), là việc sử dụng các dữ liệu khách hàng để kết nối khách hàng với sự kiện và sau đó trực tiếp bán cho những khách sau khi họ đã có những ấn tượng tốt.
Hiện nay, tất cả các công ty – nhà sản xuất đều muốn liên hệ với các đối tác khách hàng của họ ở mức độ địa phương. Tuy nhiên, theo cách này họ khó có thể cải tiến hoạt động bán hàng của mình. Marketing trải nghiệm là một giải pháp vì nó thực hiện ở mức độ quốc gia và với mục đích lớn hơn. Từ đó họ sẽ dội xuống địa phương và để cho các lực lượng bán hàng địa phương xem xét các đầu mối để bán hàng. Như vậy, một chiến lược marketing trải nghiệm sẽ cung cấp thông tin đầy đủ hơn, mối quan hệ khách hàng chặt chẽ hơn và những đầu mối tốt hơn. Do đó mà hình thức marketing này đang ngày càng trở nên phổ biến trong họat động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp.
Bizpro Group – Dịch từ: http://www.marketingpower.com
- See more at: http://marnet.vn/2010/02/ban-biet-gi-ve-marketing-trai-nghiem-bwportal-com-vn#sthash.fT1LHTUc.dpuf