Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Khởi Nghiệp Kinh Doanh - Công cụ đánh giá dự án kinh doanh cho các bạn trẻ khởi nghiệp

Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đầy ý chí và năng lực, muốn khởi sự kinh doanh để tạo bước đột phá trong sự nghiệp của mình, nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và cần phải làm những gì để không mắc phải những sai lầm ở lần thử sức đầu tiên.
Vô tình mình có cơ hội tham dự một buổi hội thảo chuyên đề: “Khởi nghiệp, tại sao không?”. Và mình muốn chia sẽ đến các bạn những kiến thức tích lũy được trong 2 giờ ngắn ngủi của chương trình. Đây là bài viết được diễn đạt theo lối tư duy của cá nhân mình. Với mong muốn góp nhặt thêm kiến thức cho bản thân và cũng hy vọng bài viết sẽ góp phần tạo nên sự thành công của các bạn trẻ đang nung nấu ý chí khởi nghiệp giống như mình.
Bên cạnh đó, với kiến thức hạn hẹp của mình, việc thiếu sót trong bài viết là điều không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý của tất cả mọi người về bài viết để cùng giúp nhau phát triển và thành công hơn. Cám ơn các bạn!
Như các bạn đã biết, để bắt đầu một dự án kinh doanh, chúng ta có hàng trăm công việc cần phải chuẩn bị và thực hiện, nào là lên ý tưởng kinh doanh, tìm hiểu khảo sát thị trường, lập dự toán ngân sách, huy động vốn đầu tư,… Vậy cần phải bắt đầu từ đâu? Các công việc phải được sắp xếp theo trật tự nào để dự án kinh doanh có thể thực hiện thành công? Nếu là một người khởi nghiệp kinh doanh, bạn không cần phải lo lắng, bám sát các bước sau cho dự án của mình và xem kết quả bạn đạt được:

Bước 1: Xác định con đường mình đang muốn đi, đích đến là đâu để luôn luôn định hướng được việc làm nhằm đạt được mục đích cuối cùng.

Đánh giá các ý tưởng kinh doanh dựa trên các tiêu chí của công cụ đánh giá ý tưởng kinh doanh được miêu tả dưới đây:
 
1.   Nhu cầu:
§  Vấn đề tiên quyết để đánh giá một ý tưởng kinh doanh khả thi là xem xét nhu cầu (về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn) có tồn tại hay không?
§  Nếu nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ bản cung cấp có tồn tại thực, thì lượng nhu cầu có đủ lớn để có thể sinh lợi trong vòng đời dự án của bạn hay không?
§  Khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến là những đối tượng nào?
§  Độ lớn thị trường/năm là bao nhiêu? (đơn vị đo lường là tiền, 1 người sử dụng bao nhiêu sp/năm X đơn giá 1 sp).
§  Xu hướng của nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ bạn cung cấp trong tương lai có thay đổi hay không? 
Muốn trả lời được các câu hỏi trên bạn cần phải thực hiện Market Research, nghiên cứu thị trường để có thể đánh giá một cách chính xác xem dự án của bạn có khả thi hay không? Dự án có thu hồi được vốn và tạo ra lợi nhuận kỳ vọng trong suốt vòng đời của nó không? Đây là một trong những công việc quan trọng nhất mà các bạn trẻ khi khởi nghiệp cần phải quan tâm. 
Nhu cầu tồn tại dưới 3 hình thức chính theo sơ đồ sau:

§  Nhu cầu chưa tồn tại còn được ví như “Đại dương xanh” theo học thuyết của Michael Porter, nếu ý tưởng kinh doanh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu chưa tồn tài, người làm kinh doanh sẽ phải tốn nhiều thời gian và chi phí để làm công việc giáo dục thị trường, tạo nhu cầu cho khách hang, tuy nhiên nếu có đủ năng lực để làm được điều đó thì chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận thậm chí là siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp mình.
§  Nếu ý tưởng kinh doanh của bạn được xây dựng dựa trên cở sở của những nhu cầu đang tồn tại, sẽ giảm bớt được chi phí để giáo dục thị trường, điều này rất phù hợp cho những ai mới bước vào khởi nghiệp kinh doanh, do số lượng doanh nghiệp hoặc sản phẩm của đối thủ chưa nhiều, và nhu cầu của thị trường còn đủ lớn để bạn có thể kiếm lời.
§  Nhu cầu đã tồn tại được xem như “Đại dương đỏ”, nơi có những con cá mập lớn đang tìm cách nuốt chửng những con cá nhỏ hơn, và máu của những con cá này lan rộng ra tạo thành một đại dương đỏ, đó là đặc trưng của thị trường này, khi mà cung ngày càng có xu hướng nhiều hơn cầu thì các doanh nghiệp kinh doanh trong cùng ngành ngày càng cạnh tranh khốc liệt hơn, doanh nghiệp lớn nuôt chửng các doanh nghiệp nhỏ bằng cách thâu tóm hoặc chiếm lấy thị trường của những doanh nghiệp này, dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản. Nếu các bạn trẻ khi bước vào khởi nghiệp mà chọn thị trường này thì cần phải có tiềm lực đủ lớn và sản phẩm phải tạo được sự khác biệt so với những ông chủ lớn, đồng thời phải có chiến lược Marketing mạnh và đúng đắn để đưa sản phẩm đến với người tiêu dung, nếu sản phẩm chúng ta mang lại được giá trị khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì xem như chúng ta đã thành công.
Dựa vào những phân tích trên cho thấy nếu một người mới bắt đầu khởi nghiệp thì ý tưởng kinh doanh của mình nên được xây dựng dựa trên nhu cầu đã tồn tại sẽ phù hợp hơn, rủi ro ít hơn và khả năng thành công cũng cao hơn.
2.   Điểm mạnh:
Bước tiếp theo trong công cụ đánh giá ý tưởng kinh doanh là xem ý tưởng đó có được xây dựng dựa trên điểm mạnh của bạn thân doanh nghiệp (hoặc của đội nhóm) không? Khi bạn mới bước vào khởi nghiệp kinh doanh, việc thiếu kiến thực và kinh nghiệm trên thương trường là điều chắc chắn gặp phải. Do đó, nếu ý tưởng kinh doanh được xây dựng dựa trên thế mạnh của doanh nghiệp bạn, nó sẽ tạo thuận lợi cho việc hiện thực hóa kế hoạch kinhdoanh của bạn, và đây cũng được xem như năng lực lõi để phát triển doanh nghiệp của bạn.
3.   Đam mê 
Để đánh giá ý tưởng kinhdoanh của bạn có khả thi, bạn phải tự hỏi bản thân mình có đam mê thực hiện ý tưởng này hay không? Đam mê được xem như một tiêu chí quyết định sự thành công của bạn. Nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sắp cung cấp có lượng nhu cầu lớn trên thị trường, và đây cũng là một trong những thế mạnh của bạn, điều duy nhất là bạn lại không đam mê lĩnh vực này, bạn chọn nó chỉ vì thị trường cần đến, điều này sẽ dễ dẫn bạn đến bờ vực thất bại khi bạn gặp phải khó khăn trong những bước đi đầu tiên. Vì khởi nghiệp lúc nào cũng gian nan vất vả, nếu bạn không có niềm đam mê đủ lớn để thực hiện ý tưởng kinh doanh này thì bạn không thể thành công được.
4.   Xã hội:
Ý tưởng kinh doanh của bạn sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến xã hội? Người làm kinh doanh chân chính phải đặt việc phụng sự xã hội, lợi ích xã hội lên hàng đầu. Thông thường các sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp ra thị trường thuộc 1 trong 3 dạng chủ yếu sau:
·        Mang lại giá trị cho xã hội
·        Gây hại cho xã hội nhằm có lợi cho mình 
·        Có lợi nhưng cũng đồng thời gây hại cho xã hội
Sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp phải đáp ứng được nhu cầu, mang lại giá trị cho xã hội thì mới được đón nhận, và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định xem doanh nghiệp của bạn có thể tồn tại và phát triển trên thị trường.
5.   Pháp lý
Dù cho ý tưởng kinh doanh của bạn có khả thi đến đâu, nhu cầu đủ lớn, được xây dựng trên thế mạnh và đam mê, phù hợp với các chuẩn mực xã hội,… nhưng ý tưởng đó lại không được pháp luật hiện hành cho phép, thì mọi nổ lực của bạn đều trở về con số không. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy nghiên cứu thật kỹ các vấn đề pháp luật quy định có liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, để đảm bảo bạn hoạt động hợp pháp và được pháp luật bảo vệ. 
 Sau khi chấm điểm các ý tưởng kinh doanh dựa trên các tiêu chí trên, dùng thang điểm 10 cho mỗi tiêu chí để chấm điểm cho các ý tưởng kinh doanh, ý tưởng nào có tổng số điểm cao nhất sẽ được chọn lựa để thực hiện.

Bước 2: Tìm cho mình những người thầy có kinh nghiệm để được tư vấn và học hỏi kinh nghiệm khi khởi nghiệp.
Nên xây dựng cho mình một Ban cố vấn trên nhiều lĩnh vực khác nhau, việc bạn có 1 người thầy có 10 năm kinh nghiệm trong 1 lĩnh vực chuyên môn nào đó, bạn có thể rút ngắn được 10 năm học hỏi cũng như tránh được những sai lầm của những người đi trước. 

Bước 3: Huy động vốn hiệu quả.
1.   Chọn lựa hình thức huy động vốn
§  Vay tiền từ ngân hàng, người thân, bạn bè,…
§  Kêu gọi sự họp tác của các nhà đầu tư. 
Khi mới bước vào khởi nghiệp, hình thức huy động vốn ít rủi ro nhất là kêu gọi sự họp tác từ các nhà đầu tư để giảm bớt rủi ro và tăng tính khả thi của dự án kinh doanh khi ta nắm được nguyên tắc chọn lựa nhà đầu tư. 
2.   Nguyên tắc chọn lựa nhà đầu tư: 
§  Điều quan trọng nhất là nhà đâu từ phải có tiền.
§  Nhà đầu tư nên có trình độ chuyên môn liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành, việc này mang lại cho bạn một thuận lợi là sẽ được tư vấn, hỗ trợ miễn phí và học hỏi được kinh nghiệm cũng như những sai lầm của nhà đầu tư có được.
§  Nhà đầu tư cần phải có đam mê trong lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Điều này quyết định lòng trung thành của nhà đầu tư đối với dự án của bạn.

3.   Thuyết phục các nhà đầu tư 
Sau khi chọn lựa được các nhà đầu tư dựa trên nguyên tắc trên, việc quan trọng tiếp theo là trình bày về ý tưởng kinh doanh và thuyết phục các nhà đầu tư rót vốn vào dự án của bạn, để làm được việc này, trong bài thuyết trình của bạn cần trả lời được 3 câu hỏi sau: 
§  How much? – Dự án của bạn cần bao nhiêu tiền? 
§  How to use? – Bạn sử dụng tiền như thế nào?
§  How to earn? – Bạn kiếm tiền như thế nào?
Việc sử dụng tiện và kiếm tiền nó quyết định đến mô hình kinh doanh của công ty, dòng tiền dùng để chi vào những việc gì và nguồn thu về từ đâu? 
Không một nhà đầu tư nào chấp nhận bỏ tiền vào ý tưởng kinh doanh của bạn nếu bạn nói với họ rằng “Thú thật với anh, đây là lần đầu tiên em làm kinh doanh”, bảo đảm 100% là nhà đầu tư đó sẽ từ chối bạn. Do đó, nếu thật sự đây là lần đầu tiên bạn khởi nghiệp kinh doanh thì hãy biến không thành có, biền mình từ một người chưa có kinh nghiệm thành người đã có kinh nghiệm bằng việc tham gia vào các đội nhóm khởi nghiệp khác dù là ở bất cứ vai trò gì, việc nhóm kinh doanh đó thành công đồng nghĩa với việc bạn đã góp phần vào sự thành công đó, tuy nhiên nếu nhóm khởi nghiệp đó không thành công thì xem như bạn đã học được một bài học từ những thất bại của nhóm và có thể vận dụng vào ý tưởng kinh doanh mới này.
Việc mời được những người thành công làm ban cố vấn càng làm tăng tính khả thi cho dự án và dể dàng thuyết phục các nhà đầu tư hơn…

 4.   Tiếp đến là lập kế hoạch kinh doanh và nguồn nhân lực
Việc nhà đầu tư bỏ vốn vào không phải để đầu tư vào ý tưởng của bạn, mà là đầu tư vào chính con người bạn, chính vì vậy việc cần thiết là phải thiết lập một đội nhóm làm việc hiệu quả và đồng tâm với nhau thì việc thuyết phục được nhà đầu tư sẽ trở nên dể dàng hơn. 
Có nhiều công cụ hỗ trợ cho việc lập kế hoạch kinh doanh, bạn nên tham khảo sách Lập kế hoạch kinh doanh trên một trang giấy – Tác giả: Jim Horan, để có được một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo nhất.

5.   Giờ hãy bắt tay vào hiện thức hóa giấc mơ của bạn
Khi bạn đã có một ý tưởng và kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, một nhà đầu tư kinh nghiệm sẵn sàng rót vốn vào dự án của bạn, và một đội nhóm những cộng sự có cùng mục tiêu và chí hướng, việc cần làm ngay bây giờ là bắt tay vào hiện thực hóa dự án kinh doanh của bạn.  

Chúc các bạn mới bước vào con đường khởi nghiệp gặt hái được thành công ngay từ những bước tiến đầu tiên.

Theo NGUYỄN QUỐC BỬU
 

1 nhận xét:

  1. Bài viết sâu săc với tính chuyên môn cao sẽ giúp cho các bạn bước đầu khởi nghiệp và các nhà đầu tư có sự hiểu nhau và cùng nhau khởi nghiệp. Cảm ơn tác giả!

    Trả lờiXóa