Giao tiếp là hoạt động hằng ngày xảy ra liên tục mọi lúc mọi nơi nó là một phần của cuộc sống. Là cầu nối giữa người nói với người nghe vì thế đòi hỏi chúng ta cần phải có sự khéo léo, ứng xử thông minh, truyền đạt thông tin hiệu quả giữa người nghe và người nói. Trong công sở nếu có được kỹ năng giao tiếp tốt mọi quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp trở nên gần gũi hơn. Cơ hội thăng tiến cũng rộng mở hơn với người có kỹ năng giao tiếp tốt. Đối với người làm kinh doanh luôn cần một kỹ năng giao tiếp tốt để mở rộng quan hệ khách hàng, đối tác. Do đó giao tiếp và tiếp cận khách hàng đóng vai trò rất là quan trọng và cần thiết, đặc biệt là trong giao tiếp, tiếp cận khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh.
Kỹ năng giao tiếp là thuộc tính hết sức cần thiết của nhà quản trị, nó quyết định thành công trong công việc và thành đạt trong sự nghiệp. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh và nhiều khi mang tính quyết định trong thành công của một thương vụ lớn. Không đơn thuần là nói cho hay, nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh còn bao gồm rất nhiều khía cạnh từ ngoại hình, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau. Và trình độ chuyên môn, khả năng của phòng kinh doanh và đội ngũ nhân viên bán hàng (salesman) quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một công ty, doanh nghiệp. Vậy làm thế nào để “giao tiếp, tiếp cận khách hàng” là vấn đề cực kì quan trọng đối với mọi chương trình tiếp thị hiệu quả của một công ty nói chung và một nhân viên sale nói riêng, bởi vì nó cân bằng những nỗ lực dài hạn được yêu cầu để chuyển khách hàng tiềm năng thông qua quá trình bán hàng.
"Không có Khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại". Nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của Khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Trong những thời kỳ kinh doanh suy thoái, các công ty đã phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, nếu công ty càng thu hút được nhiều khách hàng, thì công ty sẽ càng mau chóng và dễ dàng vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Để thành công và đạt được những kết quả tốt nhất trong kinh doanh, nhất định phải có những nguyên tắc, bí quyết và kinh nghiệm. Trình độ chuyên môn, khả năng của phòng kinh doanh và đội ngũ nhân viên bán hàng (Salesman) quyết định rất lớn đến sự thành công hay thất bại của một công ty, doanh nghiệp. Nhất là lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, nhiều nhà tiếp thị của các công ty lớn đang quay trở lại với quan điểm "đưa dịch vụ lên hàng đầu". Tuy nhiên, trong khi rất nhiều công ty "bán" các dịch vụ Khách hàng hoàn hảo, thì một số công ty chỉ dừng lại ở mức độ "cung cấp". Vấn đề chính là ở chỗ có rất ít nhà tiếp thị đã từng một lần thực sự phục vụ Khách hàng của họ. Khi kinh doanh dựa trên nền tảng dịch vụ, chắc hẳn chúng sẽ phải đề nghị Khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi của họ. Đây là một công việc cần thiết, bởi chúng ta có thể tìm hiểu về ấn tượng của Khách hàng đối với công ty, đồng thời dựa vào đó để hoạch định hay điều chỉnh đường lối phát triển trong tương lai.
Sự bất mãn của Khách hàng đôi khi không bắt nguồn từ sản phẩm nghèo nàn, mà lại nảy sinh từ những trải nghiệm không vui vẻ cho lắm. Tại sao vậy? Bởi vì điều Khách hàng "cảm nhận" được ở chúng ta không chỉ là sản phẩm họ mua sắm, mà chính là dịch vụ Khách hàng mà chúng ta dành cho họ.
: “KỸ NĂNG GIAO TIẾP, TIẾP CẬN KHÁCH” HÀNG TRONG SALES
Xây dựng sức mạnh tinh thần trong nghề bán hàng:
H – Honesty: Trung thực là điểm mấu chốt trong sự nghiệp bán hàng của bạn.
E – Engo: thể hiện cái tôi tốt đẹp hay sự đồng cảm của bạn.
A – Attitude: Thái độ của bạn đối chính mình, với khách hàng và với nghề nghiệp của bạn.
R – Reverse: Sức mạnh vật chất, tinh thần và lý trí của bạn.
T – Tough: Sự mạnh mẽ và điều mạnh mẽ nhất là tình yêu.
Nếu chúng ta đặt những chữ cái đầu tiên của năm từ này liền kề nhau, chúng sẽ tạo thành một trái tim: HEART.
Mục tiêu cuả một thương vụ là đảm bảo khách hàng nhận được giá trị tương xứng, nhưng nếu chúng ta mang đến cho khách hàng những giá trị còn cao hơn giá trị mà lẽ ra họ sẽ nhận được thì không những chúng ta đã có một thương vụ thành công mà chúng ta còn có thêm một khách hàng sẵn lòng giúp chúng ta có thêm nhiều khách hàng khác nữa.
Điều đầu tiên khi nói về sales (bán hàng) là đầu tiên người ta sẽ nghĩ đến ngay tiêu chí bán hàng và phẩm chất của người bán hàng. Vậy Trong lĩnh vực bán hàng, để trở thành một nhân viên sale tốt, thì mình cần phải làm gì? cần phải có những điều kiện gì? Và hội tụ những yếu tố nào?
ĐẶC ĐIỂM:
I. Tiêu chí, phẩm chất của người bán hàng:
1.1. Các yếu tố cơ bản để trở thành một sale tốt:
a. Kiến Thức.
b. Kỹ năng.
c. Thái độ.
d. Kinh nghiệm.
Ngoài ra Tự tin - thật thà - giữ lời hứa : cũng là phẩm chất của một người bán hàng. Những người luôn giữ được 3 yếu tố này trong mọi hoàn cảnh sẽ đạt được tiêu chuẩn của một người bán hàng. Việc say mê, am hiểu sản phẩm là điều kiện cần trong thành công và điều kiện đủ chính là sự thực hành liên tục mỗi ngày với khách hàng.
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
học kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh, làm thế nào để có kỹ năng giao tiếp tốt
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét